Khám phá kỹ thuật độc đáo làm muối Agehama
Kỹ thuật làm muối Agehama có lịch sử hơn 400 năm tuổi, chỉ tồn tại trên bán đảo Noto, Nhật Bản.
Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Bán đảo Noto của Nhật Bản còn sở hữu một đặc sản mà không nơi nào khác có được. Đó là muối ăn được làm bằng phương pháp Agehama truyền thống.
Kỹ thuật làm muối bằng phương pháp Agehama đã tồn tại ở bán đảo Noto hơn 400 năm qua.
Ông Ryoichi Toya đã gắn bó với nghề làm muối này được 23 năm. Hiện mỗi năm ông sản xuất được khoảng 3, 5 tấn muối.
Ông Ryoichi Toya đã gắn bó với nghề làm muối này được 23 năm.
Ông Ryoichi Toya nói: “Mọi người nói rằng, những người sống bên bờ biển được ban phước với những kho báu. Tôi là Ryoichi Toya và tôi làm muối theo phong cách Agehama. Kỹ thuật làm muối Agehama chỉ tồn tại ở đây, trên bán đảo Noto. Agehama có lịch sử hơn 400 năm tuổi. Tôi đã làm được 23 năm”.
Người làm muối thường bắt đầu từ 4h30.
Ông Ryoichi Toya chia sẻ: “Để làm muối Agehama, trước tiên chúng tôi lấy nước biển tưới vào các ô ruộng cát rộng khoảng 330 m2. Mỗi lần tôi gánh được 70 lít nước và thực hiện công việc này 19 lần cho mỗi mẻ muối. Cứ 1,2 tấn nước biển sẽ làm được 120kg muối”.
Khi cát trên ruộng đã ráo nước, những người nông dân làm muối xuất chúng vào trong thùng gỗ và tiếp tục đổ nước biển vào. Sau đó họ lọc lấy nước và đun sôi trong một cái nồi lớn cho tới khi nước bay hơi hết, chỉ còn lại các hạt muối kết tinh. Hỗn hợp được đun sôi trong 6 tiếng, và phải mất cả tuần lao động mới đổ đầy nồi 600 lít này bằng muối.
Để làm muối Agehama, những người thợ lấy nước biển tưới vào các ô ruộng cát rộng khoảng 330m2.
“Tôi thường ngủ bên cạnh trong thời gian nấu. Loại muối này chủ yếu được sử dụng để làm thực phẩm”, ông Ryoichi cho biết thêm.
Cát chứa nhiều sắt, nên muối được làm bằng phương pháp Agehama rất giàu khoáng chất và thường dùng để chế biến các món ăn. Nó có vị mặn vừa phải, hạt mịn và là gia vị tuyệt vời cho món cơm nắm.
Muối làm bằng phương pháp Agehama rất giàu khoáng chất.
Nhu cầu tiêu thụ muối Agehama tại Nhật Bản đang ngày một tăng. Ông Ryoichi Toya hiện có 2 cơ sở sản xuất và đặt mục tiêu cung cấp cho thị trường từ 10 – 12 tấn muối mỗi năm.
“Có nhiều trẻ em đến đây và tôi dạy chúng cách làm muối. Tôi nói với chúng rằng, muối là một kho báu từ biển”, ông Ryoichi hào hứng chia sẻ.
Đối với ông và nhiều nông dân làm muối khác, muối là báu vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho cư dân đảo Noto.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra
Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở
Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?
Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

16 điều thú vị về Vatican
Du khách đến Italy không thể bỏ qua thành Rome và một khi đến Rome họ nhất định ghé thăm Vatican - đất nước bé nhỏ và hiền hòa bậc nhất hành tinh.
