Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực
Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.
Trong khoảng thời gian gần 6 tháng trời, quần đảo Svalbard không nhìn thấy ánh mặt trời vì trục nghiêng của Trái đất. Thế cho nên, trong khoảng thời gian đó, cả vương quốc băng giá này im lìm tồn tại trong sự ngự trị của bóng tối. Nhưng khi mùa xuân quay trở lại, ánh sáng mặt trời lại chảy đầy trên khắp quần đảo. Đến khoảng thời gian giữa mùa hè, quần đảo bước vào giai đoạn mặt tời sẽ luôn luôn treo trên đường chân trời.
Chính vì sự thay đổi mùa diễn ra một cách cực đoan tại vùng cực nên việc có thể sống sót không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, có một loài cây la bàn có tên khoa học “Silene acaulis” đã tìm ra được phương cách để sinh tồn.
Hình dạng và khung cây chính là giải pháp hữu hiệu để loài cây này đương đầu với những cơn gió chết người.
Là chuyên gia về cây vùng núi và đã dành nhiều thời gian nghiên cứu loài cây la bàn này, nhà khoa học người Na Uy Pernille Bronken Eidesen giải thích, hình dạng và khung cây chính là giải pháp hữu hiệu để loài cây này đương đầu với những cơn gió chết người, cái giá lạnh khắc nghiệt và tình trạng thiếu dưỡng chất ở vùng cực.
Cô Pernille cho biết: “Chúng mọc thành những chiếc vòm dày để giữ lại nhiệt lượng”. Vào những ngày có nắng, dù nhiệt độ ngoài trời chỉ ở ngưỡng nhỉnh hơn nhiệt độ đóng băng, nhưng phía bên trong tại trung tâm của những chòm cây này, nhiệt độ được đo lên đến 30 độ C.
Hình dạng mọc của cây la bàn không chỉ giúp chúng tăng nhiệt độ bên trong mà còn góp phần kéo dài thời gian hoa nở. Tại khu vực vùng cực nơi các nhân tố góp phần vào việc phát tán phấn hoa vô cùng hiếm, việc kéo dài thời gian nở hoa là vô cùng quan trọng.
Trong hành trình vòng quanh đường chân trời, cường độ ánh sáng mặt trời sẽ thay đổi. Điều này dẫn đến việc mái vòm của cây la bàn bị nóng lên không đều. “Nguồn nhiệt tích lũy cao hơn ở phía mái vòm nhìn về hướng nam so với ở hướng bắc, vì vậy mặc dù mỗi bông hoa chỉ nở trong một tuần, nhưng cả cây sẽ nở hoa trong cả tháng”.
Vì đặc tính nở hoa từ nam đến bắc như vậy, cây la bàn đã sớm lọt vào tầm mắt của những nhà thám hiểm cổ đại. Họ đã sử dụng cây la bàn để xác định phương hướng, và đó cũng là lí do loài cây này có tên là cây la bàn.
Ngoài những tác dụng trên, cấu trúc mái vòm của cây la bàn còn giúp loài cây này giải quyết vấn đề nghèo chất dinh dưỡng ở vùng cực. “Dạng sinh trưởng này bảo đảm cây (la bàn) giữ lại những lá chết bên trong mái vòm, vì vậy nó có thể bón phân hiệu quả cho lớp đất bên dưới”, cô Pernille tiết lộ.
Những loài cây la bàn có khả năng sống đến 300 tuổi.
Tại vùng cực, sống lâu năm là một đặc tính chung của cây cối bởi “mùa phát triển ở đây là vô cùng ngắn và không thể dự đoán trước”. Những loài cây la bàn có khả năng sống đến 300 tuổi. Điều này đồng nghĩa với việc một số cây la bàn mọc ở Svalbard ngày nay chỉ nhỉnh hơn giai đoạn cây con vào thời nước Anh còn nằm dưới sự trị vì của Vua George II đầu thế kỉ 18.
Theo Bronken Eidesen, để duy trì số lượng, mỗi cây la bàn chỉ phải làm nhiệm vụ thay thế chính mình. Vì vậy, trong vòng đời của mình, cây la bàn chỉ cần tạo ra một hạt giống có thể sống sót để tiếp tục tái sinh, cây la bàn đó “đã hoàn thành nhiệm vụ”.
Khi hoa tàn, nhiệt độ được bẫy lại bên trong mái vòm sẽ bảo bọc cho sự phát triển của hạt giống. Tuy nhiên, khi thân cây già cỗi, số phận của các hạt giống sẽ nằm trong bàn tay của những trận cuồng phong Bắc cực.
Khi thoát ra khỏi lớp nang, hạt giống của cây la bàn sẽ chu du vào cuộc sống hoang dã của Bắc cực. Ở một thế giới nơi một bông hoa có thể phải cần đến 3 thế kỉ để tạo ra “người kế nghiệp”, thì sự ngoan cường chính là thứ vũ khí bí mật của loài cây la bàn.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
