Khám phá thú vị về loài mèo duy nhất có thể sống trên sa mạc

Mèo cát là một loài sống ở sa mạc, chúng mang một hình dạng cực kỳ dễ thương giống như những chú mèo con trong suốt cuộc đời.

Loài mèo duy nhất có thể sống trên sa mạc

Mèo cát là một loài sống ở sa mạc, chúng mang một hình dạng cực kỳ dễ thương giống như những chú mèo con trong suốt cuộc đời. Chúng có thể chịu được từ −5 °C (23 °F) đến 52 °C (126 °F) và có thể sống không cần nước trong vòng nhiều tháng sau khi ăn.

Mèo cát được tìm thấy ở sa mạc cát lẫn sa mạc đá, những nơi mà cách rất xa nguồn nước. Với bộ lông dày của mình, mèo cát có thể thích nghi với những môi trường vô cùng khắc nghiệt, cả nóng và lạnh. Chúng có bộ móng chân trước ngắn nhưng rất nhọn trong khi các ngón sau nhỏ và ít nhọn hơn.

Cũng giống như cáo tai to châu Phi, những sợi lơng dài ở giữa những ngón chân có tác dụng cách nhiệt bàn chân khỏi cát nóng. Đồng thời, nó còn giúp loài mèo này ngụy trang dấu chân, làm cho những loài khác khó lần theo.

Mèo cát là loài sống đơn độc, chỉ tiếp xúc với nhau khi đến mùa giao phối. Chúng liên lạc với nhau qua mùi hương, các vết cào và nước tiểu (nhất là cho việc đánh dấu lãnh thổ). Chúng có thói quen đào hang hoặc sử dụng lại những cái hang bị cáo, nhím bỏ hoang. Ngoài ra, loài này còn có khả năng tăng tốc ‘vô địch’, tới 30-40 km/h. Một con số khá lớn nếu so với kích thước cơ thể của chúng.

Mèo cát còn là một loài ăn thịt, chúng chủ yếu săn các loài gặm nhắm, chim nhỏ và bò sát như kỳ đà sa mạc, tắc kè ngón ngắn, thằn lằn quỷ gai, rắn lục cát… thậm chí là cả côn trùng. Loài mèo cát có lực cắn vào khoảng 133.1 (chỉ số sức mạnh/ kích thước cơ thể), cao nhất trong họ hang nhà miêu.

Hiện nay, loài mèo đáng yêu này phải đối mặt với nguy cơ tiệt chủng. Mặc dù đã bị cấm săn bắn ở nhiều nước trên thế giới, thế nhưng 1 số nước khác vẫn cho phép săn bắt mèo cát như Ai Cập, Oman, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất… Tuy nhiên thực trạng cũng không quá bi quan khi ngoài kia vẫn còn vô vàn các tổ chức luôn sẵn sàng giải cứu những anh bạn ‘bé bỏng’ tội nghiệp này.


Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/03/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News