Kháng thể lạc đà vô hiệu hóa biến thể Delta

Loại kháng thể từ lạc đà có tác dụng vô hiệu hóa mạnh mẽ với biến chủng lây nhiễm mạnh Delta, bắt đầu thử nghiệm lâm sàng ở tình nguyện viên từ tuần trước.

Các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Công nghệ sinh học Y tế VIB-UGent ở Ghent cho biết kháng thể lấy từ một con lạc đà không bướu tên Winter ngăn chặn độc lực của nCoV, bao gồm những biến thể, khi kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Dominique Tersago, giám đốc y tế chương trình ExeVir của VIB-UGent đánh giá đây là công nghệ rất tiềm năng, có thể bổ trợ cho các loại vaccine để bảo vệ người có hệ miễn dịch yếu và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nhập viện.


Nhóm nghiên cứu ở VIB-UGent sử dụng kháng thể lấy từ lạc đà Winter. (Ảnh: Reuters)

Kháng thể nhỏ khác thường của lạc đà không bướu có thể bám vào khu vực đặc biệt trên gai protein của virus. Hiện tại, nhóm nghiên cứu không phát hiện đột biến với tần suất cao ở gần khu vực liên kết. Loại kháng thể này cũng có tác dụng vô hiệu hóa mạnh mẽ với biến chủng lây nhiễm mạnh Delta. Các nhà nghiên cứu hy vọng thử nghiệm lâm sàng ở tình nguyện viên khỏe mạnh bắt đầu tuần trước thông qua hợp tác với công ty dược UCB của Bỉ, và ở bệnh nhân nhập viện, sẽ cho hiệu quả tương tự.

Cùng với nhiều lạc đà không bướu, Winter tạo ra các phiên bản kháng thể nhỏ, ổn định, dễ tái sản xuất và đa năng hơn kháng thể của động vật có vú khác, theo trưởng nhóm Xavier Saelens ở VIB-UGent. Kích thước nhỏ cho phép kháng thể nhắm vào mục tiêu, đến gần những vùng của virus rất khó tiếp cận bằng kháng thể thông thường.

Công cuộc tìm kiếm biện pháp ngăn chặn Covid-19 dựa trên nghiên cứu năm 2016 về dùng kháng thể lạc đà không bướu để đối phó virus corona gây dịch SARS và MERS. Năm 2018, công ty Sanofi của Pháp chi 4,6 tỷ USD cho Ablynx, công ty y tế ở Ghent chuyên nghiên cứu kháng thể lạc đà. Hiện nay, lạc đà Winter đang được chăm sóc ở một công viên động vật và nghệ thuật tư nhân tại Ghent.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bác sĩ hướng dẫn F0 ở nhà tập thở phục hồi phổi

Bác sĩ hướng dẫn F0 ở nhà tập thở phục hồi phổi

F0 thể nhẹ và trung bình, không triệu chứng hoặc người đã trị khỏi hoàn toàn Covid-19, nên áp dụng bài tập phục hồi chức năng phổi. Bài tập này cũng có ích rèn luyện phổi với người không mắc Covid-19.

Đăng ngày: 11/03/2022
Hội chứng Covid-19 kéo dài

Hội chứng Covid-19 kéo dài "đánh đố" giới khoa học

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại nhiều người vẫn chịu các triệu chứng Covid-19 kéo dài (Long Covid) trong bối cảnh số ca nhiễm vượt 200 triệu, trong khi chưa lý giải được tại sao.

Đăng ngày: 01/10/2021
Bão cytokine - hiện tượng khiến cơ thể tự hủy hoại trước virus corona

Bão cytokine - hiện tượng khiến cơ thể tự hủy hoại trước virus corona

Hiện tượng đặc biệt này sẽ khiến cơ thể con người tự gục ngã vì chính hệ miễn dịch của mình.

Đăng ngày: 28/09/2021
Cuba: Vắc xin Abdala hiệu quả hơn 92% trong ngăn ngừa tử vong

Cuba: Vắc xin Abdala hiệu quả hơn 92% trong ngăn ngừa tử vong

Theo kết quả được công bố, vắc xin Abdala có hiệu quả bảo vệ trên 92%, đây cũng là loại vắc xin có 3 liều tiêm, mỗi liều cách nhau 14 ngày.

Đăng ngày: 23/09/2021
Phát hiện mới về đại dịch do virus corona tấn công 20.000 năm trước

Phát hiện mới về đại dịch do virus corona tấn công 20.000 năm trước

Nghiên cứu mới được công bố cho thấy một đại dịch cổ xưa từng quét qua khu vực Đông Á, tạo ra 42 gene đột biến trong bộ ADN của người dân ở đây giúp chống lại virus corona.

Đăng ngày: 07/09/2021
Thất lạc giấy chứng nhận, người dân có được tiêm vaccine mũi 2?

Thất lạc giấy chứng nhận, người dân có được tiêm vaccine mũi 2?

Thất lạc giấy chứng nhận bản cứng hoặc chưa có dữ liệu trên cổng thông tin trực tuyến, người dân vẫn được tiêm vaccine Covid-19 mũi 2.

Đăng ngày: 26/08/2021

"Cánh tay Covid" - triệu chứng vô hại sau tiêm vaccine Moderna

Hiện tượng sưng ngứa, phát ban cánh tay sau tiêm vaccine Moderna, còn gọi là “cánh tay Covid”, gây khó chịu song vô hại, sẽ biến mất trong vài ngày.

Đăng ngày: 26/08/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News