Khẩu trang y tế đã qua sử dụng có thể được tái chế để làm đường

Các nhà khoa học tại Đại học RMIT đã nghiên cứu thành công phương pháp xử lý lượng khẩu trang y tế khổng lồ bị thải ra môi trường mỗi ngày trong suốt năm qua.

Cuối cùng, giải pháp được đưa ra là tái chế khẩu trang đã qua sử dụng để làm đường. Đây được cho là một giải pháp kinh tế tuần hoàn để xử lý lượng rác thải trong mùa dịch. Cần đến 3 triệu chiếc khẩu trang đã qua sử dụng để làm vật liệu cho 1km đường với hai làn xe, tương đương với việc giảm 93 tấn rác thải bị đẩy ra môi trường.

Khẩu trang y tế đã qua sử dụng có thể được tái chế để làm đường
Bột khẩu trang giúp tăng thêm độ cứng và độ bền cho thành phẩm.

Vật liệu được sử dụng để làm đường là hỗn hợp nghiền nhỏ của khẩu trang loại dùng một lần và xà bần (gạch, vữa, đất, đá… sau khi dỡ bỏ các công trình cũ). Loại vật liệu này có thể đáp ứng các chỉ tiêu an toàn trong xây dựng công trình dân dụng. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, bột khẩu trang giúp tăng thêm độ cứng và độ bền cho thành phẩm. Hỗn hợp vật liệu này có thể dùng để lót các lớp nền cho mặt đường và vỉa hè. Đây là nghiên cứu mới nhất và cũng là nghiên cứu đầu tiên về khả năng ứng dụng khẩu trang y tế đã sử qua sử dụng trong xây dựng công trình dân dụng.

Việc tìm ra phương án xử lý khẩu trang và các trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) bị thải ra môi trường sau khi sử dụng trong dịch Covid-19 là một vấn đề rất quan trọng. Ước tính mỗi ngày có khoảng 6,8 tỉ khẩu trang dùng một lần được sử dụng trên toàn cầu. Công trình trên cũng đã nghiên cứu tác động môi trường và rủi ro liên quan đến lượng rác thải là các trang bị bảo hộ cá nhân.

Theo tiến sĩ Mohammed Saberian, tác giả công trình, ban đầu, nghiên cứu chỉ xác định tính khả thi trong việc tái chế khẩu trang dùng một lần để làm đường. Tuy vậy, nhóm phát hiện rằng không chỉ có thể tái chế, mà sử dụng khẩu trang còn mang lại một vài lợi ích về mặt kỹ thuật. Hiện tại, nhóm đang nghiên cứu xem các trang bị bảo hộ khác có thể được tái chế theo cách tương tự hay không.

Theo thiết kế của nhóm nghiên cứu, phần đường được cấu tạo bởi 4 lớp gồm lớp đất nền tự nhiên, lớp nền, lớp lót nền và lớp nhựa đường trên cùng. Xà bần qua xử lý được xem là một loại bê tông tái chế tổng hợp và có thể sử dụng cho cả ba lớp nền. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc thêm khẩu trang nghiền nhỏ vào vật liệu bê tông tái chế tổng hợp làm tăng thuộc tính vật liệu, đồng thời giải quyết các vấn đề về môi trường do rác thải từ trang bị bảo hộ cá nhân và rác thải xây dựng. Tỉ lệ trộn tối ưu nhất, là 1% khẩu trang nghiền với 99% bê tông tái chế tổng hợp, tạo nên độ gắn kết cao giữa hai loại vật liệu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc lạ ngọn núi lửa “phun ra băng” ở Kazakhstan

Độc lạ ngọn núi lửa “phun ra băng” ở Kazakhstan

Những bức ảnh và video về núi lửa băng ở Almaty gần đây đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút một lượng lớn du khách đến những thảo nguyên cằn cỗi này để chiêm ngưỡng.

Đăng ngày: 10/02/2021
Khoảnh khắc tia sét giáng xuống tháp khí tượng cao 325m

Khoảnh khắc tia sét giáng xuống tháp khí tượng cao 325m

Các nhà nghiên cứu chia sẻ cảnh tượng ngay trước khi sét đánh, những luồng điện vươn xuống từ bầu trời và phóng lên từ mặt đất va chạm vào nhau với chớp sáng chói lòa.

Đăng ngày: 10/02/2021
Sông băng Himalaya vỡ “như núi lửa phun trào”

Sông băng Himalaya vỡ “như núi lửa phun trào”

Một sông băng trên dãy Himalaya vỡ, gây lũ lụt bất ngờ ở bang Uttarakhand - Ấn Độ hôm 7-2, hủy hoại 2 dự án thủy điện và buộc giới chức triển khai chiến dịch sơ tán và cứu hộ khẩn cấp.

Đăng ngày: 09/02/2021
Bầu trời châu Âu chuyển màu

Bầu trời châu Âu chuyển màu "như tận thế"

Hiện tượng khí tượng đặc biệt này có liên quan đến luồng không khí từ phía nam mang đến một lượng lớn bụi ở sa mạc Sahara lơ lửng trong khí quyển.

Đăng ngày: 09/02/2021
Tuyết bất ngờ rơi dày đặc trên đỉnh Fansipan

Tuyết bất ngờ rơi dày đặc trên đỉnh Fansipan

Nền nhiệt chưa giảm sâu nhưng tuyết vẫn phủ trắng cảnh vật trên đỉnh Fansipan khiến nhiều người nhầm tưởng là mưa đá.

Đăng ngày: 08/02/2021
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc "bắc loa cầu mưa" ở Tây Tạng

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một " chiếc loa" khổng lồ hướng lên bầu trời để kích thích sự tạo thành mưa ở một nơi khô hạn như Tây Tạng bằng âm thanh.

Đăng ngày: 05/02/2021
Phát hiện mạch nước ngầm phun trào cao nhất thế giới tại Yellowstone

Phát hiện mạch nước ngầm phun trào cao nhất thế giới tại Yellowstone

Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ USGS mới đây đã tiết lộ mạch nước ngầm khổng lồ phun trào với tốc độ kỷ lục tại khu vực núi lửa Yellowstone có tên là Geyser.

Đăng ngày: 04/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News