Khí cầu của NASA phá kỷ lục chuyến bay dài nhất
Sau 55 ngày bay trên Nam Cực, khí cầu khoa học khổng lồ Super-TIGER của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phá kỷ lục về chuyến bay dài nhất và mang trở lại vô số dữ liệu giá trị.
NASA cho biết khí cầu Super-TIGER đã có tổng cộng 55 ngày 1 giờ và 34 phút bay trên không ở độ cao 38.710m, nhiều hơn 1 ngày so với kỷ lục trước được lập ra hồi năm 2009.
Khí cầu đã thu thập dữ liệu về các tia vũ trụ năng lượng cao đã đâm xuống Trái đất từ dải thiên hà. Tiến trình này gồm việc sử dụng công cụ mới nhằm đo đếm các nguyên tố hiếm nặng hơn sắt trong các tia phóng xạ.
Các nhà khoa học đang tìm hiểu xem những nguyên tử năng lượng cao này tới từ đâu và vì sao chúng lại tích điện mạnh tới vậy.
"Đây là một chuyến bay rất thành công vì thời gian bay dài cho phép chúng tôi phát hiện một lượng lớn tia vũ trụ" - nhà điều tra chính Bob Binns nói.
NASA cho biết họ sẽ phải mất hai năm để phân tích đầy đủ dữ liệu.
Chuyến bay dài của khí cầu được hỗ trợ bởi gió Nam Cực. Cơn gió này di chuyển ngược chiều kim đồng hồ, từ Đông sang Tây, tại khu vực tầng bình lưu nằm cách mặt đất khoảng vài cây số.
Hiện tượng này, cộng với việc Nam Cực thưa thớt dân cư và lạnh giá đã khiến chuyến bay dài ngày của khí cầu trở nên thực hiện được.
"Khí cầu khoa học mang tới khả năng thu thập dữ liệu khoa học trong thời gian rất dài với chi phí khá rẻ" - Vernon Jones, một khoa học gia của NASA cho biết.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
