Khi chiến tranh cổ đại kết thúc, hàng vạn thi thể của binh lính chết trận sẽ đi về đâu?

Mỗi cuộc chiến tranh nổ ra đều đi kèm với mất mát, thương vong. Hậu chiến tranh sẽ không tránh khỏi việc có rất nhiều binh lính bỏ mạng, vậy làm sao xử lý thi thể của hàng vạn binh sĩ trên chiến trận?

Theo nghiên cứu của các sử gia Trung Quốc, trong hầu hết các trường hợp, người Trung Quốc cổ đại đều xử lý thi thể theo 3 cách dưới đây.

Cách đầu tiên để xử lý cũng là cách được cho là vô nhân đạo nhất, đó là trực tiếp bỏ mặc những thi thể này. Sau khi chiến tranh kết thúc, người thu dọn chiến trường chính là bên thắng cuộc.

Họ vừa trải qua trận chiến vô cùng ác liệt, khi nhìn thấy kẻ thù mà mình vừa đánh bại chỉ thấy hận thù. Nếu thời gian và điều kiện thuận lợi, phe thắng cuộc sẽ cũng chỉ tìm lại thi thể của đồng đội mình để chôn cất. Song việc này khó như "mò kim đáy bể" nên hầu như họ sẽ chọn bỏ mặc ngay chính đồng đội từng cùng chiến đấu, huống hồ là xác của kẻ thù.

Xác binh lính sẽ được gom tập trung lại thành đống và để phân hủy tự nhiên. Phương pháp có nguy cơ làm bùng phát bệnh dịch, với trình độ y tế lúc bấy giờ sẽ rất khó kiểm soát và mang lại hậu quả vô cùng nặng nề.

Khi chiến tranh cổ đại kết thúc, hàng vạn thi thể của binh lính chết trận sẽ đi về đâu?
Thu dọn tàn cuộc thường là việc của bên thắng trận nên thật khó xảy ra trường hợp binh lính muốn cẩn thận an táng xác đối phương. Ảnh: NetEase.

Cách thứ 2 để xử lý tàn cuộc chính là chôn tại chỗ. Trong hầu hết các trường hợp, người ta sẽ đào một cái hố lớn sau đó gom thi thể lại chôn cùng với nhau. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giải quyết được vấn đề dịch bệnh bùng phát.

Tuy nhiên, cách mai táng này vẫn có nhược điểm lớn là ở đó có rất nhiều thương binh hạng nặng vô tình bị chết chung. Hơn nữa, các thi thể cũng không được chôn cất kỹ càng nên theo quan niệm phong kiến thì đây cũng không thể coi là được "an táng".

Giải pháp cuối cùng là thiêu xác. Cách này tương đối rắc rối và khó thực hiện trong thời đại phong kiến ​​và tư tưởng bảo thủ của xã hội lúc bấy giờ.

Thiêu xác đối phương là việc dễ vì không những tránh được dịch bệnh mà còn giải toả được nỗi căm hờn, tuy nhiên người ta thấy khó chấp nhận việc đốt xác những người đã hy sinh thân mình để bảo vệ đất nước.

Giải pháp này tiết kiệm thời gian, công sức hơn là đào hố chôn xác và đây vẫn là cách xử lý xác chết hiệu quả nhất cho đến ngày nay. Vì vậy, trong 3 cách được nghiên cứu phát hiện thì thiêu xác là phương án ít được thực hiện nhất trong xử lý thi thể binh lính thời cổ đại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
10 hoàng đế tàn độc nhất lịch sử nhân loại

10 hoàng đế tàn độc nhất lịch sử nhân loại

Thành Cát Tư Hãn, Hoàng đế Nero, Võ Tắc Thiên... nằm trong số 10 vua chúa tàn độc nhất lịch sử nhân loại, thậm chí sát hại cả người thân.

Đăng ngày: 18/04/2021
Từ Hi Thái hậu chết trong miệng ngậm 1 viên dạ minh châu, vì sao Võ Tắc Thiên lại ngậm 1 miếng gỗ?

Từ Hi Thái hậu chết trong miệng ngậm 1 viên dạ minh châu, vì sao Võ Tắc Thiên lại ngậm 1 miếng gỗ?

Hẳn nhiều người sẽ thắc mắc, tại sao Võ Tắc Thiên lại ngậm thứ đó trong miệng.

Đăng ngày: 18/04/2021
Nếu đã ngoài 30 tuổi, bạn nhất định phải xem 10 bức ảnh về những sự thật trần trụi của cuộc sống

Nếu đã ngoài 30 tuổi, bạn nhất định phải xem 10 bức ảnh về những sự thật trần trụi của cuộc sống

Chưa dám đối mặt với hiện thực nghĩa là bạn chưa thực sự trưởng thành.

Đăng ngày: 18/04/2021
Nước Mỹ treo giải thưởng gấp 5 lần Nobel cho ai nghĩ ra cách cứu sống 7 tỷ con gà trống mỗi năm

Nước Mỹ treo giải thưởng gấp 5 lần Nobel cho ai nghĩ ra cách cứu sống 7 tỷ con gà trống mỗi năm

Chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ mỗi năm, họ đã tiêu hủy 300 triệu con gà trống con trong các trang trại gà đẻ trứng.

Đăng ngày: 18/04/2021
Công nghệ 'tàng hình' vật thể rắn

Công nghệ 'tàng hình' vật thể rắn

Các nhà khoa học tìm ra cách biến những vật thể rắn trở thành vô hình thông qua để sóng ánh sáng truyền xuyên vật liệu mờ.

Đăng ngày: 18/04/2021
Ngôi đền dát vàng giữa hồ thiêng

Ngôi đền dát vàng giữa hồ thiêng "chữa bách bệnh" ở Ấn Độ

Đền Harmandir Sahib được xây dựng với lớp vàng lá phủ bên ngoài khiến mọi thứ tỏa sáng.

Đăng ngày: 17/04/2021
Sự thay đổi của Trái đất trong gần 4 thập kỷ

Sự thay đổi của Trái đất trong gần 4 thập kỷ

Công cụ quan sát Trái đất Google Earth vừa bổ sung cải tiến quan trọng với chức năng Timelapse, cung cấp hình ảnh 3D mới về hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 17/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News