Khí CO2 khiến Trái Đất có màu xanh

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Climate Change (Mỹ) chỉ ra rằng, chính khí CO2 đã góp phần làm Trái Đất có màu xanh.

Trước thông tin này, đã xuất hiện một số ý kiến phản đối cho rằng phát hiện này có thể khuyến khích việc thải khí carbon dioxide (CO2) ra môi trường. Tuy nhiên, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu này khẳng định, những tác động "phủ xanh" của CO2 sẽ giảm dần theo thời gian và những hậu quả tiêu cực của việc tăng lượng CO2 trong khí quyển vẫn lớn hơn so với mặt tích cực.

Nhóm nghiên cứu, gồm 33 nhà khoa học đến từ 8 quốc gia khác nhau, đã phân tích các dữ liệu vệ tinh được lưu trữ trong hơn 3 thập kỷ qua. Họ nhận thấy, một phần tư diện tích Trái Đất đã trải qua quá trình tự làm xanh đáng kể, nhờ vào sự phát triển của cây xanh. Hiệu ứng này góp phần làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu, do cây xanh có thể hấp thu nhiều carbon dioxide từ không khí.

Khí CO2 khiến Trái Đất có màu xanh
Nghiên cứu cho thấy, lượng khí CO2 tăng lên đã làm cho bề mặt Trái Đất có màu xanh hiện nay. (Nguồn: BT).

Theo Zaichun Zhu - một tác giả của nghiên cứu, "quá trình làm xanh này diễn ra trên một diện tích khoảng 18 triệu kilômét vuông và có khả năng thay đổi căn bản vòng tuần hoàn của nước và CO2 trong hệ thống khí hậu".

Sử dụng mô hình máy tính để tái tạo sự tăng trưởng của thực vật theo các dữ liệu vệ tinh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự liên quan tỷ lệ thuận của một "Trái Đất xanh" với lượng CO2 đang tăng lên. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, thực vật có khả năng thích ứng với lượng khí thải CO2 trong khí quyển Trái Đất.

Các yếu tố khác được xem xét là việc quản lý đất đai, tác động của biến đổi khí hậu và việc sử dụng phân đạm, tất cả đều góp phần phủ xanh Trái Đất.

Tuy nhiên, tác giả chính của nghiên cứu - giáo sư Ranga Myneni tại Đại học Boston (Mỹ) cũng cho rằng, sự tăng trưởng của cây xanh không thể bù đắp được sự nóng lên trên toàn cầu, quá trình axit hóa đại dương, sự tan chảy băng ở hai cực Trái Đất và mực nước biển dâng cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Đăng ngày: 28/01/2019
19 điều thú vị về Trái Đất

19 điều thú vị về Trái Đất

Trái đất hơn 4,5 tỷ năm của chúng ta là một hành tinh đặc biệt trong vũ trụ. Trái đất tồn tại sự sống và nhiều điều thú vị mà con người chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 26/02/2018
12 con Giáp từ đâu ra?

12 con Giáp từ đâu ra?

Ai nghĩ ra 12 con vật (Tý, Sửu, Dần, Mão…) của âm lịch? Con rồng có thật hay không? Giờ tính theo can chi có liên quan gì đến 12 con vật?

Đăng ngày: 25/02/2018

"Ướp xác" ở nhiệt độ -196 độ C: Nhân loại đang tiến 1 bước đến sự bất tử?

Tạm ngưng cuộc sống bằng phương pháp đông lạnh rồi đánh thức dậy sau hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm là điều không ít người tin và bỏ ra cả gia tài để thực hiện.

Đăng ngày: 01/12/2016
Tên lửa hành trình hoạt động như thế nào?

Tên lửa hành trình hoạt động như thế nào?

Có lẽ rất nhiều lần bạn đã thoáng nghe qua về tên lửa hành trình Tomahawk xuất hiện trên những trang tin tức, truyền hình. Đây là vũ khí chiến lược của Hoa Kỳ và là lựa chọn hàng đầu cho các cuộc tấn công nhanh gọn

Đăng ngày: 01/12/2016
Kinh ngạc 8 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Kinh ngạc 8 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Một số sự thật khó tin nhất thế giới xảy ra trong cuộc sống khiến không ít người kinh ngạc.

Đăng ngày: 30/11/2016
Vì sao sấm sét không làm ảnh hưởng đến máy bay trong khi bay?

Vì sao sấm sét không làm ảnh hưởng đến máy bay trong khi bay?

đường nứt sáng loá trên bầu trời

Đăng ngày: 30/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News