Khí "ma trơi" tiết lộ dấu vết sinh vật ngoài hành tinh?

Loại khí khó ngửi và độc hại với người Trái đất phosphine có thể giúp các nhà khoa học lần ra dấu vết sự sống ngoài hành tinh ở những hệ mặt trời xa xôi khác.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học Astrobiology do nhóm tác giả từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT – Mỹ) thực hiện dựa trên dữ liệu về các hành tinh xa xôi ngoài hệ mặt trời cho thấy không phải methane mà chính phosphine, một loại khí độc hại cho người Trái đất, lại có thể là dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh.

Khí ma trơi tiết lộ dấu vết sinh vật ngoài hành tinh?
Phosphine nếu được tìm thấy ở một ngoại hành tinh xa xôi, đó sẽ là bằng chứng rõ ràng về các sinh vật sống - (ảnh minh họa từ SHUTTERSTOCK).

Các bước tính toán cho thấy ở các hành tinh thuộc "vùng sự sống" của những ngôi sao mẹ khác, rất có thể không có sự hiện diện của khí oxy, nhưng vẫn có khả năng phát sinh những dạng sự sống đặc biệt. Trong môi trường không khó oxy đó, sinh vật sẽ "thở" ra phosphine.

Trên Trái đất, phosphine (công thức hóa học PH3) được tìm thấy với số lượng hạn chế trong đường ruột của con người và cá, trên những cánh đông lúa nước, sinh ra trong quá trình phân hủy xác động thực vật, nhất là phần xương. Ở bãi tha ma trong thời tiết mua phùn, phosphine có thể bay lên tạo ra hiện tượng "ma trơi".

Đây là chất khí không màu, có mùi tỏi, kém bền (dễ tạo ra phản ứng hóa học) và cần nhiều năng lượng để hình thành. Ở những sinh vật sống bằng oxy, chúng gây độc bởi tạo ra phản ứng khi tiếp xúc với oxy, cản trở khả năng sử dụng oxy của tế bào. Phosphine từng được dùng làm vũ khí hóa học trong chiến tranh thế giới thứ I.

Tại Hội nghị Khoa học Sinh học thường niên ở Mỹ vừa diễn ra, tiến sĩ Clara Sousa-Silva, chuyên gia vật lý thiên văn phân tử tại MIT, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết các kết luận trên đúc kết từ thí nghiệm mô phỏng quá trình sản xuất, tồn tại và phá hủy phosphine trên các ngoại hành tinh khác nhau. Trong các điều kiện nhất định, có thể phát hiện sự hiện diện của phosphine và từ đó lần ra dấu sinh vật ngoài hành tinh bằng cách phân tích sự tương tác của phosphine với ánh sáng.

Khác với methane, phosphine sẽ không gây hiện tượng "dương tính giả" bởi methane, thứ khí cũng sinh ra từ các hoạt động sống, được cho là dấu hiệu của sự sống, cũng có thể sinh ra từ các hiện tượng tự nhiên như sấm sét, hoạt động địa chất như núi lửa.

"Bất kỳ lượng phosphine nào có thể được phát hiện trên một ngoại hành tinh ôn đới chỉ có thể là dấu hiệu của sự sống" – tiến sĩ Sousa-Silva khẳng định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuối cùng SpaceX cũng bắt thành công mũi tàu vũ trụ bằng tấm lưới lênh đênh giữa biển

Cuối cùng SpaceX cũng bắt thành công mũi tàu vũ trụ bằng tấm lưới lênh đênh giữa biển

“Hãy tưởng tượng bạn có 6 triệu USD tiền mặt đang bay trên không, và sắp đâm sầm xuống mặt biển. Liệu bạn có định bắt chúng không? Tất nhiên là có rồi.”

Đăng ngày: 27/06/2019
Hai cụm thiên hà chứa hàng trăm tỷ ngôi sao sắp va chạm

Hai cụm thiên hà chứa hàng trăm tỷ ngôi sao sắp va chạm

Việc quan sát vụ va chạm giữa các cụm thiên hà, vật thể được liên kết bằng lực hấp dẫn lớn nhất vũ trụ, giúp giới khoa học hiểu thêm về quá trình hình thành các vật thể trong vũ trụ.

Đăng ngày: 26/06/2019
SpaceX phóng thành công tên lửa Falcon Heavy thứ 3, nhưng thất bại khi thu hồi lõi trung tâm

SpaceX phóng thành công tên lửa Falcon Heavy thứ 3, nhưng thất bại khi thu hồi lõi trung tâm

Tính đến nay, SpaceX đã 3 lần phóng thành công chiếc tên lửa hạng nặng này, nhưng chưa một lần thu hồi được lõi trung tâm.

Đăng ngày: 26/06/2019
Đã có khách du lịch không gian tiềm năng cho chuyến bay trên “Soyuz”

Đã có khách du lịch không gian tiềm năng cho chuyến bay trên “Soyuz”

American Space Adventures hiện là nhà điều hành tour du lịch duy nhất liên quan đến các chuyến bay lên vũ trụ.

Đăng ngày: 26/06/2019
3 phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đã trở về an toàn

3 phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế đã trở về an toàn

Sau 204 ngày trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), phi hành đoàn gồm 3 phi hành gia Oleg Kononenko (Nga), Anne McClain (Mỹ) và David Saint-Jacques (Canada) đã trở về Trái Đất an toàn…

Đăng ngày: 25/06/2019
Elon Musk thử nghiệm phóng tên lửa khó nhất từ trước đến nay, phát sóng trực tiếp trên YouTube

Elon Musk thử nghiệm phóng tên lửa khó nhất từ trước đến nay, phát sóng trực tiếp trên YouTube

CEO Elon Musk cho biết đây là nhiệm vụ phóng tên lửa khó nhất từ trước đến nay của SpaceX.

Đăng ngày: 25/06/2019
Sao Rigel là gì và tại sao nó lại sáng đến thế?

Sao Rigel là gì và tại sao nó lại sáng đến thế?

Việc chỉ ra các chòm sao trên bầu trời là một trò thú vị, và khi những chòm sao đó có những ngôi sao sáng nổi bật, khó có ai có thể làm ngơ chúng trên bầu trời đêm.

Đăng ngày: 25/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News