Khi nào được coi là phản ứng phản vệ sau tiêm?

Phản ứng phản vệ được coi là phản ứng nặng sau tiêm chủng. Khi nào có thể coi là phản ứng phản vệ và cần làm gì khi gặp những phản ứng như vậy? Phản vệ sau tiêm vắc xin nguy hiểm thế nào?

Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên (yếu tố lạ như thức ăn, thuốc... có khả năng gây dị ứng cho cơ thể) gây ra các bệnh cảnh lâm sàng, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản, có thể gây tử vong trong một vài phút.

Để đảm bảo xử trí kịp thời phản ứng sau tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị các điểm tiêm chủng đều có trang thiết bị phòng chống sốc và xử trí cấp cứu với các trường hợp tai biến sau tiêm chủng. Các đội cấp cứu lưu động thường xuyên túc trực để hỗ trợ các điểm tiêm trong trường hợp cần thiết.

Khi nào được coi là phản ứng phản vệ sau tiêm?
Có 4 mức độ phản vệ nhanh diễn tiến nặng. (Ảnh minh họa).

Việc triển khai tiêm chủng phải thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ, an toàn, hiệu quả. Người được tiêm chủng được theo dõi tại chỗ 30 phút sau khi tiêm, sau đó lên phòng bệnh theo dõi tiếp trong 24 giờ và sau khi về nhà thì tiếp tục theo dõi, thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có bất kỳ phản ứng phụ nào xảy ra để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

4 mức phản ứng sau tiêm

Có 4 mức độ phản vệ nhanh diễn tiến nặng. Phản vệ độ 2 có thể nhanh chóng chuyển sang độ 3, 4 nhưng cũng có khi mức độ phản vệ nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự, cần phải khẩn trương xử trí.

  • Mức nhẹ (độ I): chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.
  • Mức nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh; khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi; đau bụng, nôn, tiêu chảy; huyết áp có thể tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.
  • Mức nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn gồm: đường thở (tiếng rít thanh quản, phù thanh quản), thở (nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở); rối loạn ý thức (vật vã, hôn mê, co giật); tuần hoàn (sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp).
  • Mức độ IV với biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

Trong số các trường hợp gặp phản ứng sau tiêm ngừa Covid-19 thời gian qua là mức độ nhẹ, có khoảng 0,7% là phản ứng phản vệ. Trong các trường hợp phản ứng phản vệ (độ 2 và 3), chỉ có 1 người phản ứng độ 3, còn lại là độ 2.

Cách xử lý phản ứng phản vệ sau tiêm

Theo ông Trần Minh Điển, phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, các phản ứng mức nhẹ có thể theo dõi tại nhà, trường hợp có biến chứng bất thường cần đưa đến cơ sở y tế. Các phản ứng mức vừa và nặng đều phải xử trí tại cơ sở y tế.

Các trường hợp gặp phản ứng phản vệ sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19 có các dấu hiệu kẹt huyết áp, phù mạch tại chỗ tiêm, tiêu chảy, nôn, choáng.

Hiện nay các cơ sở y tế đều theo dõi tại chỗ 30 phút sau tiêm, yêu cầu người được tiêm theo dõi tại nhà trong 1-2 ngày sau tiêm, phát hiện sớm bất thường và đến cơ sở y tế ngay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đây là một tuyến lệ nhân tạo trong ống nghiệm và chúng đang khóc

Đây là một tuyến lệ nhân tạo trong ống nghiệm và chúng đang khóc

Có phải thế giới này chưa đủ khổ đau mà các nhà khoa học lại quyết định làm một nghiên cứu kỳ lạ như vậy? Câu trả lời là: không.

Đăng ngày: 22/03/2021
Dùng kim loại lỏng để bó xương thay thạch cao

Dùng kim loại lỏng để bó xương thay thạch cao

So với thạch cao, kim loại lỏng GB-eGaIn dùng để bó xương bền hơn, đàn hồi tốt và thoáng khí, giúp máy X-quang dễ dàng theo dõi phần xương gãy.

Đăng ngày: 22/03/2021
Vì sao không nên để điện thoại bên cạnh khi đi ngủ?

Vì sao không nên để điện thoại bên cạnh khi đi ngủ?

Hầu hết chúng ta luôn giữ điện thoại bên mình, kể cả lúc chuẩn bị đi ngủ và vừa thức dậy thì có lẽ cái điện thoại cũng là thứ đầu tiên mà chúng ta cầm lên trong ngày.

Đăng ngày: 21/03/2021
Một người cần bao nhiêu vitamin E mỗi ngày?

Một người cần bao nhiêu vitamin E mỗi ngày?

Vitamin E là một chất tan trong dầu, có khả năng chống ô xy hóa mạnh mẽ, giúp làm chậm quá trình lão hóa của tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe của não, mạch máu, mắt, da…

Đăng ngày: 21/03/2021
Giải oan cho Nitrat - Thứ ở trong thực phẩm ăn hàng ngày, ai cũng nghĩ độc hại

Giải oan cho Nitrat - Thứ ở trong thực phẩm ăn hàng ngày, ai cũng nghĩ độc hại

Trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta thường đánh giá Nitrat là một thành phần độc hại với sức khỏe con người. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà khoa học đã giải oan cho hợp chất này.

Đăng ngày: 20/03/2021
Giới khoa học công bố phôi nang đầu tiên được tạo ra từ tế bào người

Giới khoa học công bố phôi nang đầu tiên được tạo ra từ tế bào người

Lần đầu tiên các nhà khoa học quốc tế đã sử dụng tế bào từ người để tạo ra một mô hình tương tự như phôi nang.

Đăng ngày: 19/03/2021
Kefir là gì? Nó có tốt cho sức khoẻ hay không?

Kefir là gì? Nó có tốt cho sức khoẻ hay không?

Loại sữa lên men này đã tồn tại từ nhiều thế kỷ trước này nổi tiếng giàu dinh dưỡng và chứa vô số vi khuẩn tốt cho đường ruột, cùng những lợi ích về sức khoẻ khác

Đăng ngày: 18/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News