Khi người nhanh nhất thế giới chạy đua trong môi trường không trọng lực

Ngay cả khi phải chạy đua trên một đường đua không hề đơn giản, đó là đường đua trong môi trường không trọng lực, người đàn ông nhanh nhất thế giới vẫn tỏ rõ được năng lực của mình khi cho các đối thủ "hít khói".

Có lẽ Usain Bolt không còn là cái tên quá xa lạ với nhiều người trên thế giới bởi lẽ anh đang là người nắm giữ kỷ lục Olympic và thế giới trong bộ môn chạy 100m và 200m.


Usain Bolt - người chạy nhanh nhất hành tinh.

Được mệnh danh là "tia chớp đen", Bolt chưa bao giờ để đối thủ có cơ hội vươn lên trước. Đó cũng là lý do anh là người nhanh nhất hành tinh và khó bị đánh bại khi ở trên mặt đất. Nhưng nếu ở môi trường không trọng lực, không có mặt đất làm điểm tựa để chạy thì sao? Liệu rằng Bolt có thể hiện được sự xuất sắc của mình?


Usain Bolt thi đấu với hai phi hành gia trong môi trường không trọng lực.

Theo Interesting Engineering, mới đây trên chuyên cơ Airbus A310 đặc biệt có khả năng tạo ra môi trường không trọng lực, vận động viên điền kinh Usain Bolt, 32 tuổi đã có dịp thi đấu với hai phi hành gia đó là Jean-Francois Clervoy và CEO của Novespace kiêm nhà thiết kế nội thất người Pháp Octave de Gaulle.

Kết quả không ngoài dự đoán khi Bolt với lợi thế sải chân dài đã dễ dàng hạ gục hai người kia khi liên tục về đich sớm trong cả lượt đi và về. Sau cuộc đua thú vị này, mọi người đều mở sâm banh để ăn mừng trong môi trường không trọng lực.


Mọi người đều mở sâm banh để ăn mừng trong môi trường không trọng lực.

Tuy đây là lần đầu tiên Bolt trải nghiệm môi trường không trọng lực nhưng không hẳn là lần đầu tiên, Bolt tham gia vào các dự án không gian. Hồi năm ngoái, một nhóm các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Thiên văn học tại Đại học Birmingham, Anh đã quyết định đặt tên cho một chòm sao là Bolt, nhằm kích thích sự hứng thú yêu khoa học của trẻ nhỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News