Khí quyển sao Hỏa cổ đại tương đồng với Trái đất
Nghiên cứu mới ủng hộ giả thuyết cho rằng sao Hỏa lúc đầu có khí quyển dày và ẩm ướt, với khí hậu khá tương đồng như trên Trái đất hiện nay.
Một số cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy sao Hỏa từng ấm và ẩm ướt hơn, và kết quả báo cáo mới của Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) ủng hộ giả thuyết này.
Thiết bị thăm dò Curiosity sẽ hạ cánh trên sao Hỏa vào ngày 5/8
Theo đó, sao Hỏa thuở ban đầu có mật độ không khí đậm đặc cao ít nhất gấp 20 lần so với hiện nay. Hiện khí quyển hành tinh đỏ thấp hơn khoảng 1% so với Trái đất, một trong những lý do chính quyết định tình trạng khô cằn của hành tinh này.
Trợ lý giáo sư Josef Dufek của Viện Công nghệ Georgia đã rút ra kết luận trên khi phân tích những đợt phun trào núi lửa thời cổ đại, cũng như các hình ảnh quan sát bề mặt do thiết bị thăm dò tự hành Spirit thu được trong sứ mệnh hồi năm 2007.
“Áp suất khí quyển nhiều khả năng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hầu hết các đặc tính bề mặt của sao Hỏa”, theo ghi nhận của chuyên gia Dufek trên chuyên san Geophysical Research Letters.
Nhóm của chuyên gia Dufek đang chờ đợi dữ liệu sắp tới của thiết bị thăm dò tự hành Curiosity, ước tính sẽ đáp lên bề mặt sao Hỏa vào ngày 5/8.
Với chi phí chế tạo lên đến 2,5 tỉ USD, Curiosity là một trong những thiết bị thăm dò lớn nhất và tối tân nhất mà Mỹ từng chế tạo trong nỗ lực tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
