Khi tháo băng keo cá nhân, nên giật thật mạnh hay từ từ nhẹ nhàng thì đỡ đau hơn?
Băng keo cá nhân là một vật dụng sơ cứu rất phổ biến trong mỗi gia đình, dùng để dán lên các vết trầy xước - như đứt tay chẳng hạn.
Việc dán băng cá nhân cũng là điều cần thiết, vì nó giúp cách ly vết thương với các nhân tố gây hại bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn... Nhưng có thể chắc chắn một điều rằng trong chúng ta không ai muốn đối mặt với thời khắc siêu cực hình, mang tên: gỡ băng.
Do có độ dính khá cao nên lúc cần thay băng sẽ là thời điểm cực kỳ đau khổ. Miếng băng có thể dính chặt lấy vết thương, khiến nó toạc ra, đau kinh khủng khiếp.
Do có độ dính khá cao nên lúc cần thay băng sẽ là thời điểm cực kỳ đau khổ.
Thường sẽ có hai trường phái chính cho việc gỡ băng keo cá nhân, một là kéo ra thật nhanh dứt thoát, trường phái còn lại thì từ từ cẩn thận để tránh bị mất theo một số cọng lông và da.
Vậy kiểu gỡ nào ít gây đau hơn?
Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ đấy! Theo một nghiên cứu công bố năm 2009 của các nhà khoa học thuộc bệnh viện Townsville, Úc, hóa ra giật thật dứt khoát lại ít gây đau hơn kiểu bóc từ từ!
Giật thật dứt khoát lại ít gây đau hơn kiểu bóc từ từ!
Nghiên cứu được thực hiện với tình nguyện viên là 65 sinh viên khỏe mạnh. Họ được yêu cầu dán băng keo cá nhân lên cánh tay, bàn tay, và mắt cá chân, sau đó gỡ chúng ra theo hai cách nhanh và chậm.
Cảm giác đau khi gỡ băng được đánh giá dựa trên thang đo 11 cấp. Trong đó cấp 0 là không cảm thấy gì, còn 10 là cơn đau kinh khủng nhất có thể tưởng tượng.
Kết quả thu được cho thấy những người gỡ băng thuộc dạng chậm - tức lâu hơn 2 giây - có điểm đau trung bình là 1,58. Trong khi đó, nhóm gỡ nhanh có điểm trung bình là 0,92. So sánh hai số điểm, cơ bản ta có thể nói rằng gỡ băng keo nhanh sẽ ít cảm thấy đau hơn.
Cơ bản ta có thể nói rằng gỡ băng keo nhanh sẽ ít cảm thấy đau hơn.
Vẫn có sai số
Tuy nhiên số liệu nghiên cứu cũng có nhiều sự biến thiên giữa các nhóm. Chẳng hạn đểm đau trung bình của tình nguyên viên nữ đặc biệt thấp hơn nam (0,91 so với 1,64), hay người có ít lông trên cơ thể sẽ cảm thấy đau nhiều hơn người rậm lông khi thực hiện cách gỡ băng chậm.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu nhận thấy điểm đau cũng phụ thuộc nhiều vào định kiến của người tham gia. Nếu họ nghĩ trước rằng gỡ băng sẽ khá đau, thì định kiến đó sẽ phản ánh vào trong số điểm đau mà họ ghi nhận.
Vì vậy nếu suy xét một cách kĩ lưỡng thì... cái gọi là cảm giác đau rất khó để định lượng chính xác. Bởi sự cảm nhận ở mỗi người khá khác nhau, và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tâm lý, niềm tin, văn hóa, giới tính... thậm chí là độ rậm lông trên cơ thể!
Những thang điểm từ 0-10 mặc dù được dùng khá phổ biến trong nghiên cứu khoa học, nhưng chúng vẫn quá đơn giản để có thể dùng miêu tả những thứ phức tạp như cơn đau.
Chẳng hạn, việc gỡ băng keo cá nhân đối với bạn có thể đạt điểm đau 3, khiến bạn vừa gỡ vừa nhăn nhó, nhưng đối với người khác nó chỉ có thể chỉ ở mức 0,5 hơi tê mà thôi. Những cảm nhận như vậy mang nhiều tính chủ quan ở mỗi người.
Thời điểm đau cũng phụ thuộc nhiều vào định kiến của người tham gia.
Dù vậy thì hiện tại, chúng ta có thể tạm chấp nhận kết quả là gỡ băng keo cá nhân nhanh thì đỡ đau hơn chậm. Có điều nếu bạn cảm thấy gỡ chậm đỡ đau hơn thì... cứ việc. Mọi thứ chỉ là cảm giác thôi mà!