Khoa học chứng minh chúng ta không nên mắng chó

Việc la mắng thú cưng không giúp chúng sửa được những tật xấu hay rèn luyện khả năng phản xạ tốt.

Theo BGR, nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Bồ Đào Nha cho thấy phương pháp huấn luyện thú cưng bằng cách đưa ra phần thưởng khi chúng làm tốt mang lại hiệu quả cao hơn là hình phạt với hành vi tiêu cực.

Khi một chú chó có hành động xấu, chẳng hạn như gặm các vật dụng trong phòng, hầu hết mọi người sẽ lớn tiếng quát mắng. Con vật sẽ ngừng lại, chủ nhân nghĩ rằng nó sợ và không lặp lại điều đó trong tương lai.

Đây là một phản ứng bản năng, có thể mang lại hiệu quả nhất định nhưng cũng gây ra các tác dụng ngoài ý muốn.

Theo nghiên cứu của chuyên gia Ana Catarina Vieira de Castro và các cộng sự, phương pháp nuôi dạy chó bằng cách quát mắng khi chúng làm sai không mang lại hiệu quả bằng việc đưa ra các phần thưởng với hành vi tích cực.

Khoa học chứng minh chúng ta không nên mắng chó
Huấn luyện chó bằng cách tặng phần thưởng khi chúng là đúng mang lại hiệu quả cao hơn. (Ảnh: BGR).

Các tác giả quan sát hành vi của 92 con chó từ 7 trung tâm khác nhau. Chúng được huấn luyện bởi một trong hai cách này. Hành vi thể hiện sự căng thẳng của mỗi con sau buổi tập được ghi nhận lại.

Kết quả cho thấy nhóm chó được huấn luyện bằng phương pháp la mắng khi làm sai có biểu hiện căng thẳng - chẳng hạn như liếm môi, ngáp, cào chân - nhiều hơn so với nhóm được thưởng khi có hành động đúng. Điều này diễn ra ở trong và sau buổi huấn luyện. Ngay cả khi về đến nhà, những chú chó bị quát mắng vẫn tỏ ra khó chịu.

Kết quả thống kê là phát hiện quan trọng, tuy nhiên để chắc chắn hơn, những nhà nghiên cứu lấy bổ sung nồng độ hormone liên quan đến biểu hiện căng thẳng trên từng cá thể trong quá trình theo dõi chúng. Nồng độ cortisol trong cơ thể của những con chó được huấn luyện bằng cách la mắng tăng lên rõ rệt.

Trong thí nghiệm kế tiếp, các nhà nghiên cứu đặt 2 cái bát ở 2 bên căn phòng, chỉ một có chứa thức ăn. Sau khi được huấn luyện, các con chó biết rằng nếu cái bát nằm ở bên này có phần thưởng thì cái còn lại sẽ không. Sau đó vị trí bát được tráo đổi ngẫu nhiên để xem chúng phản ứng thế nào.

Những con chó được huấn luyện bằng cách la mắng có tỷ lệ tìm ra bát thức ăn thấp hơn nhóm còn lại. Theo các tác giả, những cá thể này có xu hướng căng thẳng và chán nản trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Chúng tỏ ra bi quan hơn, vì vậy cũng ít thành công hơn so với đồng loại được rèn luyện bằng phương pháp tặng thưởng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
8 sai lầm cực kỳ nghiêm trọng rất nhiều người nuôi thú cưng đang mắc phải mà không hề hay biết

8 sai lầm cực kỳ nghiêm trọng rất nhiều người nuôi thú cưng đang mắc phải mà không hề hay biết

Bạn có đang dùng chung một chậu cát cho các boss mèo? Nếu có, bạn sai lầm rồi!

Đăng ngày: 17/11/2019
Phát hiện đáng sợ: Ngón chân chim bồ câu biến dạng ở đô thị

Phát hiện đáng sợ: Ngón chân chim bồ câu biến dạng ở đô thị

Chim bồ câu tung tăng trên đường phố là hình ảnh bao người mê mẩn, nhưng ít ai ngờ các nhà nghiên cứu phát hiện một sự thật đáng sợ: ngón chân bồ câu biến dạng ở đô thị. Riêng ở Paris, ai cho chim bồ câu ăn bị phạt nặng.

Đăng ngày: 16/11/2019
Cá nước mặn có sống được trong nước ngọt được không?

Cá nước mặn có sống được trong nước ngọt được không?

Trong môi trường tự nhiên, cá nước mặn sẽ tung tăng bơi lội. Thế nhưng nếu bắt cá thả vào nước ngọt thì chúng có sống được không?

Đăng ngày: 16/11/2019
Phát hiện loài cá có chân ở Cao Bằng

Phát hiện loài cá có chân ở Cao Bằng

Ngày 14/11, trong khi đi lấy nước tại khe suối thuộc xóm Hoài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, người dân địa phương phát hiện, bắt được một số con cá lạ.

Đăng ngày: 15/11/2019
Hàng nghìn xác chim phủ kín vùng hồ rộng 200km2

Hàng nghìn xác chim phủ kín vùng hồ rộng 200km2

Các nhà chức trách bang Rajasthan vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến 2.400 con chim chết la liệt ở hồ nội địa lớn nhất Ấn Độ.

Đăng ngày: 15/11/2019
Mèo bị biệt giam vì chuyên dắt đồng loại trốn trại

Mèo bị biệt giam vì chuyên dắt đồng loại trốn trại

Con mèo tỏ vẻ khó chịu sau khi bị nhốt riêng ở nơi khác như hình phạt dành cho những tội lỗi nó gây ra.

Đăng ngày: 14/11/2019
Phát hiện 7 loài đỉa mới sống trong trai nước ngọt

Phát hiện 7 loài đỉa mới sống trong trai nước ngọt

Nghiên cứu được công bố hôm 11/11 cho thấy sự liên kết giữa đỉa và trai nước ngọt đã phát triển qua hàng triệu năm.

Đăng ngày: 14/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News