Khoa học cơ bản và tương lai nước Nga (tiếp theo)

Hai tháng sau khi nhận được bức thư ngỏ của trên 200 các nhà khoa học gửi tới lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước, Tổng thống D.A. Medvedev, Thủ tướng V.V. Putin và các lãnh đạo cao cấp khác của chính phủ Nga đã có phản hồi nhanh chóng và đưa ra những chính sách quan trọng về kế hoạch phát triển khoa học, kỹ thuật và giáo dục của đất nước trong những năm tới.

>>> Khoa học cơ bản và tương lai nước Nga

Sự tôn trọng, thực sự cầu thị

Ngày 09 tháng 09 năm 2009 bức thư ngỏ của các nhà khoa học Nga gửi đi, chỉ một tháng sau; ngày 7 tháng 10 năm 2010, Tổng thống Medvedev đã chỉ thị cho các cơ quan hữu quan nghiên cứu các đề xuất trong bức thư ngỏ.


Phi thuyền không gian của Nga

Và sau đó là biến những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học Nga thành những chính sách và biện pháp phat triển khoa học và giáo dục. Các nội dung quan trọng đó cũng được đưa vào thông điệp của Tổng thống Medvedev đọc trước cuộc họp liên bang ngày 12/11/2009 và đưa vào báo cáo của Thủ tướng Putin đọc trong phiên họp toàn thể của đại hội lần thứ XI đảng cầm quyền đảng Nước Nga Thống nhất ngày 21/11/2009.

Từ bức thư ngỏ viết bởi các công dân trí thức Nga đến sự phản ứng nhanh chóng và có trách nhiệm của các nhà lãnh đạo cao nhất đất nước Nga, từ các kiến nghị của tập thể công dân đến những nội dung trong đường lối phát triển khoa học giáo dục đất nước, con đường đi đó chỉ hai tháng.

Hai tháng! Về mặt thời gian tính từ khi tiếp nhận đến lúc xử lý kiến nghị của công dân về những việc lớn của đất nước, đó quả là một kỷ lục, ở các nước dân chủ phát triển khác chúng tôi không rõ, nhưng ít nhất là ở Việt Nam ta. Về thái độ tôn trọng, tinh thần cầu thị thực sự của cấp lãnh đạo đối với công dân nước mình, điều này cũng đáng làm mọi người, mọi cấp ở ta suy nghĩ.

Ưu tiên hàng đầu: khoa học và giáo dục

Đây là một nội dung quan trọng nằm trong báo cáo của Thủ tướng V.V. Putin đọc trong phiên họp toàn thể của đại hội lần thứ XI đảng Nước Nga Thống nhất. Chính phủ Nga đã mạnh dạn đưa ra chủ trương và biện pháp cụ thể đầu tư xây dựng các trường đại học mới, trang bị hạ tầng cơ sở, các phòng thí nghiệm hiện đại, thu hút nguồn chất xám từ nước ngoài đề biến các trường này thực sự là các trung tâm nghiên cứu khoa học mới của đất nước.


Đại học Tổng hợp Maxcơva mang tên Lomonosov (Nga)

Sau đây là nguyên văn phần trích dịch báo cáo nói trên của Thủ tướng Putin (Người dịch: Đào Tiến Khoa). Ông Putin nói:

Một trong những ưu tiên hàng đầu của chúng ta là khoa học và giáo dục.

Tuy nhiên, rất đáng tiếc phải công nhận rằng nhiều trường đại học và trung tâm khoa học nổi tiếng của đất nước chúng ta hiện vẫn còn lạc hậu nhiều so với các cơ sở tiên phong trên thế giới về hạ tầng cơ sở và trang bị kỹ thuật. Những kết quả nghiên cứu đột phá cũng như sự hiện diện của các trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại nhất vẫn chỉ là một vài trường hợp đặc biệt.

Chúng ta đã bắt đầu các công việc để hiện đại hóa lĩnh vực nghiên cứu khoa học (NCKH), bao gồm cả NCKH trong các trường đại học. Ở đây chúng ta cũng cần hướng tới sự hỗ trợ cũng như tập hợp được tất cả những tri thức sáng tạo tiền tiến nhất.

Trong những ngày qua, Chính phủ đã thông qua một chương trình trong thời gian 5 năm, thành lập 14 trường đại học chuyên sâu NCKH với tổng kinh phí gần 50 tỷ rúp (tỷ giá hiện nay 1 USD đổi được gần 30 rúp, ND). Trong đó ít nhất một nửa được chi từ ngân sách Liên bang.

Sau khi đánh giá những nguồn dự trữ đang có, chỉ cách đây 2-3 ngày chúng tôi đã đi đến kết luận là cần phải thực hiện tiếp một số bước bổ sung cho chương trình này. Vì vậy, tôi đề nghị là sẽ hợp lý hơn nếu chúng ta chi bổ sung trong 3 năm tới thêm 90 tỷ rúp nữa để hỗ trợ các trường đại học đầu ngành của đất nước, tức là khoảng 30 tỷ rúp mỗi năm.

Những kinh phí này sẽ được chi để nâng cấp hạ tầng cơ sở NCKH cùng các phòng thí nghiệm đang có, chi cho các chương trình trao đổi khoa học để thu hút được sự tham gia giảng dạy và NCKH của các nhà khoa học đầu ngành, kể cả các nhà khoa học Nga đang làm việc ở nước ngoài. Đối với Bộ khoa học và giáo dục thì đây là một nhiệm vụ bổ sung: cần xây dựng được trình tự giải ngân cho chương trình này với sự lựa chọn thích đáng các cơ sở giáo dục đại học và NCKH tương ứng.

Kết quả là các trường đại học chuyên sâu NCKH như vậy sẽ phải đạt được các vị trí dẫn đầu theo các tiêu chí đánh giá xếp hạng (ranking) giáo dục đại học và NCKH quốc tế và đồng thời trở thành những cơ sở mắt xích quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống phát triển và đổi mới khoa học công nghệ quốc gia.

Chúng ta cũng sẽ tiếp tục các công việc tiến hành xây dựng những trung tâm NCKH hùng mạnh của đất nước có đủ khả năng cạnh tranh quốc tế. Một trong những trung tâm như vậy đã được hình thành cách đây không lâu trên cơ sở Viện năng lượng nguyên tử Kurchatov. Tôi cho rằng chúng ta hoàn toàn có đủ khả năng để hỗ trợ phát triển trung tâm này với kinh phí 10 tỷ rúp trong 3 năm tới, để cho tất cả thấy rằng việc thành lập một trung tâm NCKH tiền tiến như vậy không chỉ đơn giản trên các thủ tục tổ chức hành chính mà còn thực sự được nhà nước hỗ trợ
.”

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Đăng ngày: 18/02/2025
Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 13/02/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 12/02/2025
Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Huyền thoại bác học Acsimet

Huyền thoại bác học Acsimet

Nhiều nhà bác học thông thái trong lịch sử đã để lại cho nhân loại những công trình nghiên cứu vô giá, nhưng họ cũng lưu lại cho hậu thế những mẫu chuyện cười ra nước mắt về “tính đãng trí bác học” của bản thân mình.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News