Khoa học đã lý giải được nguyên do khiến con người phát cuồng vì đồ ngọt

Có ai nhận thấy trà sữa, đồ ăn thức uống nhiều đường mang lại tín hiệu "vui" cho não bộ của chúng ta không?

Ngọt là hương vị mà nhiều người trong chúng ta đều rất yêu thích. Điều này còn được xác thực hơn khi cơn sốt trà sữa, nay là sữa tươi trân châu đường đen vẫn chưa hạ nhiệt với giới trẻ.

Thế nhưng vì sao chúng ta đa phần lại cuống cuồng với các món có vị ngọt thế nhỉ? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay đây.


Sữa tươi trân châu đường đen - món đồ uống ngọt đang được giới trẻ yêu thích.

1. Hạch hạnh nhân - đích đến của tín hiệu vị giác

Trong kết quả nghiên cứu mới nhất từ Đại học Columbia đăng trên tạp chí Nature, các nhà khoa học đã nhận ra, đường truyền từ vỏ não cảm nhận vị giác đến vùng hạch hạnh nhân (amyglada, có chức năng điều khiển cảm xúc) có sự khác biệt khi chúng ta nếm các vị khác nhau.


Hạch hạnh nhân (màu đỏ, có chức năng điều khiển cảm xúc của con người).

Cụ thể, khi cho chuột thí nghiệm uống hai loại nước có vị ngọt và đắng, họ nhận thấy tín hiệu neuron đến vùng hạch hạnh nhân có sự khác nhau. Khi chuột nếm loại nước vị ngọt, tín hiệu tích cực tại vùng này trội hơn hẳn so với bình thường.

Ngược lại, khi được nếm loại nước đắng, laser theo dõi lại cho thấy có rất nhiều tín hiệu tiêu cực ở hạch hạnh nhân. Và các tín hiệu này cùng kéo theo hành vi khó chịu của chúng khi nếm phải loại nước "khó nuốt" này.

Charles Zuker - người đứng đầu nghiên cứu cho biết, "vị giác đảm trách hai nhiệm vụ rất đặc biệt cho con người. Thứ nhất đó là giúp con người phân biệt được mùi vị thức ăn như thế nào. Thứ hai là phối hợp và ghi nhận xem đâu là thức ăn cần thiết cho cơ thể".

Nhờ vào phản ứng tích cực do hạch hạnh nhân phát ra, não bộ con người sẽ ghi nhận rằng món ngọt là vị "cứu tinh" cho cảm xúc. Do đó, con người chúng ta thường có xu hướng chuộng món ăn chứa nhiều đường hơn.

"Bắt thóp" được tâm lý này, các cơn sốt đồ ngọt cứ thế mà phát triển.

2. Dopamine - chất dẫn truyền khiến chúng ta nghiện đồ ngọt

Cùng với tín hiệu tích cực từ hạch hạnh nhân, hormone dopamine đã chi phối chúng ta, khiến ta cứ mê mẩn thưởng thức đồ ngọt mãi không ngừng.


Dopamine khiến bản thân càng bị kích thích và muốn ăn đồ ngọt nhiều hơn.

Theo các chuyên gia đến từ viện dinh dưỡng Authority Nutrition, khi con người ăn đồ ngọt, não bộ sẽ tiết ra một loại chất dẫn truyền thần kinh - dopamine khiến bản thân càng bị kích thích và muốn ăn đồ ngọt nhiều hơn.

Khi dopamine càng được tiết ra, phản hồi tích cực từ hạch hạnh nhân được dẫn truyền. Hệ thống nhận thức của chúng ta sẽ ghi nhận rằng nếu ăn càng nhiều đồ ngọt, não bộ chúng ta sẽ càng được cung cấp năng lượng, cũng như được kích thích để hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên, uống hay ăn đồ ngọt quá nhiều chưa bao giờ là tốt cả...

Nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính nhiều biến chứng như đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, béo phì.. luôn là mối nguy hiểm cho sức khỏe nếu chúng ta không biết kiểm soát việc dùng các món chứa nhiều đường thường xuyên.

Chính vì lý do này, Zucker cùng các cộng sự vẫn đang tiếp tục cuộc nghiên cứu để tìm được phương thức thay đổi tín hiệu đến hạch hạnh nhân, với mục đích giảm cơn "thèm ngọt" tiềm ẩn nhiều hiểm nguy này.

Việc kiểm soát chế độ ăn uống, ăn các món ngọt một cách điều độ là điều mỗi người nên làm. Uống ít trà sữa, ăn ít ngọt, không chỉ tốt cho sức khỏe mà có khi còn tiết kiệm được hầu bao của bạn nữa đấy!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.

Đăng ngày: 17/02/2025
Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News