Khoa học giữ vai trò sống còn trong phát triển
Ngày 29/12, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), bà Irina Bokova, khẳng định UNESCO đã kết thúc thành công Năm Quốc tế đa dạng sinh học năm 2010 và mở ra Năm Quốc tế hóa học năm 2011.
Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova. (Ảnh: Getty Images)
Trong thông điệp năm mới 2011, bà Bokova nhấn mạnh thành công liên tục của những "năm quốc tế" như vậy đã nêu bật vai trò sống còn của khoa học trong hiểu biết môi trường sống của nhân loại và trong phát triển và hòa bình.
Những thành công trên cũng thể hiện quyết tâm của cộng đồng quốc tế tham gia sâu rộng vào các chủ đề khoa học, đồng thời thừa nhận vai trò động lực thúc đẩy của UNESCO trong các tiến trình này.
UNESCO đã tổ chức các hội nghị và triển lãm lưu động không chỉ về khoa học mà cả về văn hóa do những gắn bó hữu cơ giữa đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học, góp phần vào thành công của hội nghị các bên của Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học tại thành phố Nagoya, Nhật Bản, hồi tháng 10/2010, khuyến khích nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở 564 khu dự trữ sinh quyển ở 109 nước.
Tổng Giám đốc UNESCO cũng nhấn mạnh các hoạt động đánh dấu "các năm quốc tế" đã đặt các mốc lịch sử lâu dài.
Năm Quốc tế hóa học 2011 sẽ tạo bàn đạp cho những tham vọng lớn hơn nữa về khoa học. Hóa học hiện diện khắp nơi trong đời sống hàng ngày và cũng như đa dạng sinh học, hóa học là một phần của "môi trường lặng lẽ thường không được chú ý tới" mà nhân loại phải hiểu biết tốt hơn.
Khoa học nói chung và hóa học nói riêng là đòn bẩy chiến lược để phát triển, là công cụ to lớn của hòa bình thông qua hợp tác quốc tế giữa các nhà nghiên cứu trên toàn cầu. Hóa học "xanh" phục vụ phát triển bền vững và những phát hiện trong hóa học giúp nhân loại vượt qua những thách thức của biến đổi khí hậu và phát triển các nguồn năng lượng mới thay thế.

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?
"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu
Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại
Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Sai lầm của một số vĩ nhân
Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!...
