Khoa học sẽ giúp các dân tộc xích lại gần nhau
Trong thông điệp nhân Ngày Khoa học thế giới vì hoà bình và phát triển (10/11), Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) Irina Bokova đã nhấn mạnh khai thác sức mạnh của khoa học để đưa các dân tộc và các nền văn hoá xích lại gần nhau, tận dụng sự đa dạng phong phú của nhân loại và nuôi dưỡng những phát triển hoà bình luôn là trọng tâm các hoạt động của UNESCO.
Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova. (Nguồn: UNESCO).
Bà Bokova khẳng định khoa học chỉ phát triển thông qua đối thoại giữa các cá nhân, tương tác giữa các nền văn hoá và cộng đồng.
Các ý tưởng cần được trao đổi để phát triển, được chia sẻ để bén rễ và phải được tiếp cận để đem lại lợi ích cho tất cả nhân loại. Báo cáo khoa học năm 2010 của UNESCO khẳng định các sân chơi khoa học ngày càng minh bạch hơn, “phẳng” hơn nhờ cuộc cách mạnh công nghệ thông tin và viễn thông cũng như sự tăng cường những khuôn khổ thể chế toàn cầu.
UNESCO huy động tri thức khoa học và chính sách phát triển bền vững nhằm thực hiện ba mục tiêu: khai thác tri thức khoa học vì lợi ích môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nuôi dưỡng các chính sách và tăng cường năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới; chuẩn bị sẵn sàng phòng chống và làm giảm các thảm hoạ.
Các hệ thống tri thức bản xứ và địa phương có vai trò quan trọng trong tiến trình tìm các giải pháp cho những vấn đề tập thể, đặc biệt thúc đẩy đa dạng văn hoá và đa dạng sinh học, đồng thời cũng là những trụ cột nền tảng cho phát triển thực sự bền vững.
Tổng Giám đốc UNESCO nhấn mạnh chính sách khoa học công nghệ hiện nay mang nặng sứ mệnh ngoại giao văn hoá cũng như chính sách phát triển.
Ngày Khoa học thế giới vì hoà bình và phát triển là cơ hội tuyệt vời để thừa nhận vai trò của khoa học luôn được định hướng vì mục tiêu phát triển của cộng đồng trên nền tảng phẩm giá con người và văn hoá hoà bình.
Ngày này cũng ghi nhận sự đóng góp của các nền văn minh vào tiến bộ khoa học công nghệ ở tất cả các khu vực trên toàn cầu cũng như quan hệ giữa tiến bộ khoa học với sự phát triển hài hoà của nhân loại.

Thomas Edison & những phát minh vĩ đại
Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ
Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư.

Bí mật ít biết về Leonardo da vinci
Leonardo da Vinci, một thiên tài, một nhà sáng chế vĩ đại người Ý. Một số tuyệt tác, sáng chế của ông được cả thế giới biết đến nhưng còn một số sự thật thú vị về cuộc đời và sự sáng tạo của Lenardo ít được mọi người biết đến.

Những nhà khoa học vĩ đại hy sinh thân mình vì sự nghiệp
Phần lớn trong số này là những nhà khoa học nổi tiếng, phát minh của họ đã làm thay đổi thế giới.

Ngày 8/3: Tìm hiểu về những người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi thế giới
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đang đến gần, hãy cùng chúng tôi điểm lại thông tin và hình ảnh của 7 người phụ nữ có những đóng gớp lớn lao làm thay đổi lịch sử thế giới.

Chuyện thú vị về những phát minh
Từ thuyết tương đối, hình học tọa độ đến chiếc lò vi sóng hay miếng giấy ghi nhớ... đều mang trong nó một câu chuyện thú vị về hành trình "tìm ra rồi" của các nhà khoa học.
