Khoa học tìm ra cách đo thời gian hoàn toàn mới
Phương pháp mới dựa trên giao thoa sóng cho phép các nhà khoa học quan sát được các sự kiện chỉ thoáng qua trong 1,7 phần tỷ giây.
Đã từ lâu, việc thời gian trôi qua trong thế giới chúng ta được quy ước bởi di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng, rồi những chiếc đồng hồ, những con lắc...
Khái niệm "bây giờ" cũng trở thành một "đám mây mù" của sự không chắc chắn.
Tuy nhiên, việc quy ước này vẫn tồn tại những lỗ hổng không thể lý giải. Điển hình như không phải lúc nào cũng có thể đoán trước được việc xảy ra ở "sau đó" theo thang lượng tử.
Ngoài ra, khái niệm "bây giờ" cũng trở thành một "đám mây mù" của sự không chắc chắn. Đây là thứ mà ngay cả đồng hồ bấm giờ cũng không thể mô tả trong một số trường hợp.
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Uppsala ở Thụy Điển, có một giải pháp tiềm năng có thể giải quyết được điều này. Đó là vận dụng vật lý cơ học lượng tử.
Dựa trên các thí nghiệm của mình, các nhà khoa học đề xuất về một thứ gọi là trạng thái Rydberg, như một cách mới để đo thời gian mà không yêu cầu điểm xuất phát chính xác. "Kết quả đủ nhất quán và đáng tin cậy để đóng vai trò như một dạng dấu thời gian lượng tử", nhà vật lý Marta Berholts từ Đại học Uppsala cho biết.
Phương pháp tính thời gian theo cách truyền thống có thể đã lỗi thời?
Phương pháp này dựa trên hằng số Rydberg, (kí hiệu R∞), áp dụng với các nguyên tử Rydberg chứa electron ở trạng thái năng lượng cực cao, quay quanh hạt nhân, được gọi là một gói sóng Rydberg.
Cũng giống như một làn sóng dưới hồ, sóng Rydberg khi lan tỏa trong không gian sẽ tạo ra sự giao thoa, dẫn đến các loại hình gợn sóng đặc biệt.
Thông qua việc đo lường các sóng này, các nhà khoa học tin rằng họ có thể tạo ra một công cụ đo thời gian mới, đóng vai trò như những "dấu vân tay của thời gian".
Điều khác biệt là phương pháp này không hề có điểm đầu, hay nói cách khác là xác định "con số 0" trong thang đếm, mà vẫn biết chính xác được dòng thời gian đang diễn ra ở đâu.
Nhờ cách tìm kiếm dấu hiệu của các trạng thái Rydberg giao thoa giữa một mẫu nguyên tử máy đo thông dụng, các kỹ thuật viên đã có thể quan sát được các sự kiện chỉ thoáng qua trong 1,7 phần tỷ giây.

Những điều bạn chưa biết về kinh tuyến và vĩ tuyến
Dưới đây là những khái niệm cơ bản và dễ hiểu nhất về kinh tuyến và vĩ tuyến, cũng như cách xác định kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ, mời các bạn cùng xem.

Những cái chết kỳ lạ của vua chúa trên thế giới
Theo trang Listverse, lịch sử từng chứng kiến nhiều cái chết bất ngờ và kỳ lạ của các bậc vua chúa trên thế giới.

Google Maps hoạt động như thế nào?
Google Maps đã trở thành một phần thiết yếu của internet trong một thập kỷ trở lại đây, nhưng rất ít người biết cách thức hoạt động của nó như thế nào.

Người đàn ông "không có não" mà vẫn sống thách thức giới khoa học
Bệnh nhân 44 tuổi có đầy đủ nhận thức như bao người dù mang bộ não khác thường.

Bí kíp cực hay giúp bạn thoát khỏi đầm lầy
Nếu chẳng may bạn rơi xuống đầm lầy và phát hiện hai chân các bạn đang bị lún dần thì không được vội vàng rút chân hoặc vùng vẫy, vì càng vùng vẫy thì càng bị lún nhanh hơn và cũng mau chóng tiêu hao sức lực hơn.

Vì sao bạn hát dở, hay thậm chí không biết hát?
Mọi người có co rúm người lại khi bạn hát không? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong hai mươi người thì chỉ có 1 người thật sự mắc chứng không phân biệt được nốt nhạc hay chứng amusia.
