Xác ướp trẻ em ăn xương rồng gây ảo giác trước khi hiến tế
Mẫu tóc từ đầu đứa trẻ bị hiến tế ở Peru cổ đại cho thấy nạn nhân từng ăn thực vật chứa chất gây ảo giác trước khi chết.
Cách đây hàng nghìn năm, một đứa trẻ ở Peru bị hiến tế trong nghi thức cổ đại và chặt đầu làm chiến lợi phẩm. Phân tích mới trên một sợi tóc lấy từ hộp sọ của xác ướp hé lộ đứa trẻ đã ăn xương rồng chứa chất gây ảo giác trước buổi hành quyết như một phần trong nghi thức. Các nhà nghiên cứu dự kiến công bố phát hiện trên tạp chí Archeological Science số tháng 12/2022.
Xác ướp của một đứa trẻ từng ăn lá cây coca. (Ảnh: Dagmara Socha)
Nhóm chuyên gia đứng đầu là Dagmara Socha ở Trung tâm nghiên cứu Andes tại Đại học Warsaw, Ba Lan, khai quật các bộ hài cốt trong Dự án Nazca Project, chương trình khảo cổ bắt đầu vào năm 1982. Dù chưa biết rõ giới tính và độ tuổi khi qua đời của nạn nhân, họ báo cáo đứa trẻ đã ăn xương rồng San Pedro (Echinopsis pachanoi), loại thực vật có gai chứa chất gây ảo giác mạnh, thường được người bản xứ châu Mỹ dùng làm thuốc và trong nghi thức. Chiếc đầu còn nguyên vẹn của đứa trẻ là một trong 22 hài cốt gắn liền với xã hội Nazca được kiểm tra trong nghiên cứu. Tất cả họ đều sống trong thời kỳ tiền Tây Ban Nha (năm 3.500 trước Công nguyên - năm 476) và chôn gần vùng ven biển phía nam Peru.
"Chiếc đầu chiến tích là trường hợp đầu tiên về một cá nhân ăn xương rồng San Pedro sống ở vùng ven biển phía nam Peru. Đây cũng là bằng chứng đầu tiên cho thấy một số nạn nhân hiến tế bị ép dùng chất kích thích trước khi chết", Socha cho biết.
Trong nghiên cứu, Socha và cộng sự thu thập mẫu vật tóc trên 4 chiếc đầu chiến tích (3 trong số đó thuộc về người trưởng thành) và 18 xác ướp của cả người lớn và trẻ em. Kiểm tra độc chất hé lộ nhiều người đã ăn cây gây ảo giác hoặc kích thích trước khi chết, bao gồm lá cây coca (chứa chất cocaine) và xương rồng San Pedro (chứa chất mescaline). Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện dấu vết của Banisteriopsis caapi, hợp chất chính trong ayahuasca, một loại thức uống chứa harmine và harmaline (hai hợp chất sử dụng trong thuốc chống trầm cảm ngày nay). Việc sử dụng những hợp chất trên có niên đại từ năm 100 trước Công nguyên đến năm 450.
Tuy nhiều bằng chứng cho thấy các loại cây này được dùng làm thuốc và phục vụ nghi thức, Socha và cộng sự vẫn chưa rõ việc tiêu thụ lan rộng như thế nào trong nền văn minh Nazca. Ngoài hài cốt người, nhóm nghiên cứu còn tìm thấy nhiều đồ mai táng trong mộ bao gồm vải vóc, bình gốm, dụng cụ dệt và chuspa, loại túi dùng để đựng lá coca.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
