Mặt trái của biến thể gene từng bảo vệ con người khỏi Cái chết Đen

Các nhà khoa học cho biết những đặc điểm di truyền từng bảo vệ con người khỏi Cái chết Đen cũng có liên quan đến việc gia tăng tính mẫn cảm đối với các bệnh tự miễn dịch hiện nay.

Nghiên cứu ADN của các nạn nhân và người sống sót sau trận dịch hạch xảy ra vào thế kỷ XIV cho thấy những người có biến thể "tốt" của một gene cụ thể, được gọi là ERAP2, sống sót với tỷ lệ cao hơn nhiều, Guardian đưa tin.

Mặt trái của biến thể gene từng bảo vệ con người khỏi Cái chết Đen
Các nhà khoa học đã lấy mẫu từ hài cốt người được chôn cất tại ba nghĩa trang ở London. (Ảnh: Bảo tàng Khảo cổ học London).

Các phát hiện này làm sáng tỏ về cách thức Cái chết Đen - dịch bệnh đã xóa sổ khoảng 50% dân số châu Âu - định hình sự tiến hóa của các gene miễn dịch như ERAP2. Điều đó cũng định hình cách con người phản ứng với bệnh tật ngày nay.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng biến thể ERAP2 cũng là một yếu tố tạo ra nguy cơ đối với bệnh Crohn và có liên quan đến các bệnh tự miễn dịch khác. Đây được coi là biến thể "có lợi một cách có chọn lọc".

Nhiều người châu Âu mang đột biến gene đã bảo vệ tổ tiên của họ khỏi bệnh dịch hạch, các nhà khoa học báo cáo hôm 19/10 trên tạp chí Nature.

Một số biến thể di truyền nhất định được cho giúp con người có nhiều khả năng sống sót sau bệnh dịch này hơn. Tuy nhiên, sự bảo vệ đó đi kèm với cái giá phải trả: Những người thừa hưởng các đột biến kháng bệnh dịch hạch có nguy cơ mắc các rối loạn miễn dịch như bệnh Crohn cao hơn, New York Times đưa tin.

Bệnh Crohn là một rối loạn trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các vi khuẩn thân thiện trong ruột và gây ra tình trạng viêm.

Luis Barreiro, giáo sư y học di truyền tại Trung tâm Y tế Đại học Chicago (Mỹ) và là đồng tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Đây là minh chứng đầu tiên cho thấy rằng Cái chết Đen thực sự là một áp lực chọn lọc quan trọng đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch của con người”.

Đối với nghiên cứu, hơn 500 mẫu ADN cổ đại đã được lấy từ ​​hài cốt, bao gồm cả những người được chôn cất trong hố dịch hạch East Smithfield ở London. Các mẫu này được lấy từ những người đã chết trước, trong và sống sót sau Cái chết Đen.

Những người có biến thể đó có khả năng sống sót sau Cái chết Đen cao hơn khoảng 40% so với những người không có.

Đề cập về nguy cơ của biến thể gene này, Hendrik Poinar, giáo sư nhân chủng học tại Đại học McMaster ở Canada và là đồng tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Đây là những tác dụng phụ đáng tiếc của quá trình chọn lọc để bảo vệ lâu dài”.

Mặc dù dịch hạch đã lây nhiễm cho con người hàng nghìn năm, nó tấn công châu Âu thời Trung cổ với mức độ dữ dội khiến các nhà khoa học tự hỏi liệu Cái chết Đen đã thay đổi cấu trúc gene của châu Âu.

“Chúng tôi mong đợi sẽ thấy một sự thay đổi lớn”, ông Poinar nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hóa thạch tiết lộ loài khủng long giống đà điểu nặng 800kg

Hóa thạch tiết lộ loài khủng long giống đà điểu nặng 800kg

Những hóa thạch mới phát hiện có niên đại khoảng 85 triệu năm, mang lại thông tin hiếm và giá trị về khủng long Ornithomimosauria.

Đăng ngày: 21/10/2022
Phát hiện hóa thạch gia đình Neanderthal đầu tiên trong hang động Nga

Phát hiện hóa thạch gia đình Neanderthal đầu tiên trong hang động Nga

Các nhà khoa học đã tìm thấy mảnh xương hóa thạch của hai cha con người Neanderthal và những người họ hàng khác, cùng với các công cụ bằng đá trong hang động ở Nga.

Đăng ngày: 20/10/2022
Phát hiện ngôi mộ 1.600 năm của

Phát hiện ngôi mộ 1.600 năm của "ông già Noel"

Các nhà nghiên cứu khám phá bí ẩn về nơi chôn cất vị thánh được cho là nguyên mẫu của ông già Noel dưới tàn tích của một nhà thờ cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Đăng ngày: 20/10/2022
Tìm thấy bùa hộ mệnh 1.000 năm hình búa Thor

Tìm thấy bùa hộ mệnh 1.000 năm hình búa Thor

Các nhà khảo cổ học đã khai quật được thứ mà họ gọi là bùa hộ mệnh " có một không hai" tại khu vực Ysby ở hạt Halland, Thụy Điển.

Đăng ngày: 19/10/2022
Nghiên cứu mới: Người hiện đại và người Neanderthal đã từng

Nghiên cứu mới: Người hiện đại và người Neanderthal đã từng "vay mượn công nghệ" để cùng tồn tại

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy rằng hai loài Homo sapiens và Neanderthal có thể đã bắt chước các công cụ và đồ trang sức bằng đá của nhau.

Đăng ngày: 19/10/2022
Iraq công bố

Iraq công bố "công viên khảo cổ" với tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp

13 bức phù điêu chạm khắc trên đá tuyệt đẹp đã được khéo léo lồng vào những bức tường của một kênh thủy lợi dài khoảng 10km tại Faida, miền Bắc Iraq.

Đăng ngày: 19/10/2022
Cua cổ đại từng gieo rắc

Cua cổ đại từng gieo rắc "nỗi ám ảnh" dưới đại dương 500 triệu năm trước

Những sinh vật này được ví von với chiếc bàn chải nhà vệ sinh, nằm rải rác dọc theo đáy biển khoảng 500 triệu năm trước, gần khu vực ngày nay là Tây Nam Trung Quốc.

Đăng ngày: 18/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News