Khoa học tốn 50 năm để chứng minh khả năng này của lỗ đen

Hiện tượng này đã được dự đoán từ năm 1970 nhưng đến bây giờ mới có thể xác nhận.

Chúng ta thường nghe nói không có loại vật chất hay ánh sáng nào có thể thoát ra khỏi lực hấp dẫn của lỗ đen. Điều này chỉ đúng ở môi trường tiếp giáp lân cận, nhưng xa hơn một chút, tại đĩa bồi tụ, ánh sáng vẫn có thể thoát ra.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Astrophysical Journal chỉ ra không phải tất cả các luồng ánh sáng đều có thể dễ dàng thoát khỏi đĩa bồi tụ. Một số bị hút vào trường hấp dẫn của lỗ đen, quay ngược lại và bật ra khỏi đĩa.

Khoa học tốn 50 năm để chứng minh khả năng này của lỗ đen
Hình ảnh mô phỏng ánh sáng bị bẻ cong và thoát ra tại đĩa bồi tụ của lỗ đen. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/R. Hurt (IPAC)/R. Connors (Caltech)).

“Chúng tôi quan sát thấy ánh sáng từ khu vực gần lỗ đen đang cố gắng thoát ra, nhưng bị lỗ đen kéo lại như một chiếc boomerang", Riley Connors, tác giả bài viết, đồng thời là học giả tại Caltech cho biết.

Phát hiện mới này là kết quả từ việc rà soát lại các tài liệu lưu trữ về vệ tinh Rossi X-ray Timing Explorer (RXTE) (đã kết thúc nhiệm vụ từ năm 2012) của NASA. Các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý tới một lỗ đen được quay quanh bởi một ngôi sao giống như Mặt Trời, có tên gọi là XTE J1550-564.

Lỗ đen đã “nuốt chửng” ngôi sao này, nung nóng vật chất thành một cấu trúc phẳng xung quanh gọi là đĩa bồi tụ. Tại đĩa này phát ra các tia X và vùng sáng tạo thành hình xoắn ốc hướng về phía lỗ đen. Nhóm nghiên cứu đã tìm ra những dấu hiệu cho thấy ánh sáng bị bẻ cong, quay ngược về phía đĩa bồi tụ rồi phản xạ lại.

“Về cơ bản thì đĩa bồi tụ tự phát sáng. Các nhà khoa học đã dự đoán một phần của ánh sáng sẽ quay trở lại tại vùng đĩa này từ năm 1970, và giờ đây lần đầu tiên, chúng ta xác nhận điều đó là đúng. Vì các lỗ đen có khả năng quay rất nhanh nên chúng không chỉ bẻ cong mà còn xoắn ánh sáng”, Javier Garcia, đồng tác giả bài nghiên cứu nói thêm.

Các nhà khoa học cho biết kết quả này giúp khẳng định gián tiếp Thuyết tương đối của Albert Einstein và hỗ trợ tính toán tốc độ quay của lỗ đen, cũng như khám phá những điều chưa được lý giải về vùng không gian kỳ diệu này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con người sắp có công cụ cực mạnh để nghiên cứu vũ trụ

Con người sắp có công cụ cực mạnh để nghiên cứu vũ trụ

Kính viễn vọng với giá trị đầu tư 10 tỷ USD James Webb có thể thay đổi hoàn toàn cách con người quan sát vũ trụ.

Đăng ngày: 10/04/2020
Công bố bức ảnh gần nhất của lỗ đen

Công bố bức ảnh gần nhất của lỗ đen

Các nhà khoa học đã công bố hình ảnh gần nhất và chi tiết nhất về dòng khí của một lỗ đen siêu lớn, với một tia phản lực cực mạnh được đẩy ra từ nó.

Đăng ngày: 09/04/2020
Hố đen vũ trụ dẫn đến đâu?

Hố đen vũ trụ dẫn đến đâu?

Khi tìm hiểu về các lỗ đen vũ trụ, có lẽ bạn sẽ tự hỏi rằng các hố đen vũ trụ dẫn đến đâu? Chúng hút mọi thứ vào, kể cả ánh sáng, thế thì vật chất đi vào trong đó sẽ thoát ra ở chỗ nào?

Đăng ngày: 09/04/2020
Phát hiện thứ kỳ lạ làm nhiễu không-thời gian từ 2

Phát hiện thứ kỳ lạ làm nhiễu không-thời gian từ 2 "xác chết sao nhảy múa"

Nhóm khoa học gia từ Harvard phát hiện ra rằng một dạng sóng hấp dẫn chưa từng thấy phát ra từ hệ thống J2322 + 0502, một cặp sao lùn trắng, tức những xác chết sao.

Đăng ngày: 09/04/2020
Lộ diện siêu Trái đất có thể ở được rất gần chúng ta

Lộ diện siêu Trái đất có thể ở được rất gần chúng ta

Một hành tinh mới đã lộ diện trong hệ sao đôi Gliese 338, chỉ cách chúng ta 20,7 năm ánh sáng. Đó là một siêu trái đất nằm trong vùng sự sống của sao mẹ.

Đăng ngày: 08/04/2020
Cách quan sát vết đen Mặt trời bằng kính viễn vọng

Cách quan sát vết đen Mặt trời bằng kính viễn vọng

Các vết đen Mặt trời thường xuyên được nhìn thấy theo cặp hoặc theo nhóm gồm các cặp của cực đối lập tương ứng với những cụm của các vòng lặp luồng từ trường giao nhau với bề mặt của Mặt trời.

Đăng ngày: 08/04/2020
Tại sao chúng ta chẳng thấy rác vũ trụ trong các bức ảnh chụp Trái đất?

Tại sao chúng ta chẳng thấy rác vũ trụ trong các bức ảnh chụp Trái đất?

Đôi lúc, khi xem một bức ảnh tuyệt đẹp về Trái đất chụp từ ngoài không gian, bạn sẽ tự hỏi rằng “chẳng phải trong không gian có đầy rác hay sao? Tại sao chúng ta chẳng thấy chúng trên quỹ đạo trong các bức ảnh kia?”

Đăng ngày: 07/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News