Khoa học Việt tách chất quý từ lá sen, đậu xanh giúp giảm cholesterol máu
Hoạt chất quý trong lá sen và vỏ đậu xanh được tách rồi xác định tỉ lệ phối trộn để tạo ra chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh.
Rối loạn lipit, tăng cholesterol máu hay còn gọi là máu nhiễm mỡ được xác định khi có sự thay đổi một hay nhiều thành phần máu như cholesterol, triglycerit...
Sự thay đổi này dẫn đến sự mất cân bằng trong chuyển hóa gây rối loạn trao đổi lipit, từ đó hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, dẫn đến tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não. Bệnh ở thể nặng, các mảng xơ vữa làm lấp mạch máu não, gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.
Các nhà khoa học đã tìm cách ức chế hoạt động của enzym khởi phát hình thành cholesterol nội sinh và làm tăng lượng cholesterol trong máu bằng cách khử HMG-Coenzyme A (3-hydroxy-3-methylglutaryl Coenzyme A reductase).
Sen hồng và đậu xanh là thực vật có nhiều trong tự nhiên.
Chất flavonoid được nhóm nghiên cứu của Viện Hóa học, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam tìm thấy trong lá sen hồng và vỏ đỗ xanh có tác dụng ức chế enzym rất tốt.
Tuy nhiên trong lá sen có các alcaloit thường có độc tính cao, các nhà khoa học đã nghiên cứu phương pháp loại bỏ các độc tính này. Còn hoạt tính chứa flavonoit là chất quý thì được làm giàu lên để tách chiết.
Với vỏ hạt đậu xanh cũng có nhiều flavonoid, nhóm nghiên cứu đã xây dựng quy trình tạo cặn chiết chất quý này.
Sau khi tách chiết, các thí nghiệm đánh giá khả năng ức chế enzym khử HMG-CoenzymA cũng như tỉ lệ phối trộn giữa hai chất từ lá sen và vỏ đỗ xanh cũng được thực hiện để tạo chế phẩm VN-CHOLES. Qua các kết quả đánh giá thử nghiệm nhóm nghiên cứu đã xác định được tỉ lệ phối trộn phù hợp.
Chế phẩm VN-CHOLES đã được sử dụng trên chuột nhắt trắng bằng cách gây tăng lipit máu nội sinh trên chuột nhắt trắng rồi dùng chế phẩm để kiểm tra khả năng ức chế enzym.
Kết quả cho thấy chế phẩm VN-CHOLES có tác dụng làm giảm chỉ số LDL-c xuống mức 21,09% so với lô đối chứng. Sản phẩm được đánh giá là không gây độc.
Từ các mẫu thí nghiệm, hiện nhóm nghiên cứu đã xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở để có thể sản xuất chế phẩm VN-CHOLES. Kết quả hiện đã được hội đồng khoa học nghiệm thu.
Chất Flavonoid thường có trong các bộ phận của các loài thực vật bậc cao, đặc biệt là ở lá sen và hoa. Flavonoid là chất bảo vệ, chống oxy hoá, bảo tồn acid ascorbic trong tế bào, ngăn cản một số tác nhân gây hại cho cây (vi khuẩn, virus, côn trùng,...). Một số có tác dụng ức chế các enzym và chất độc của cây. Trong y học, Flavonoid nâng cao tính bền của thành mạch máu như rutin. Một số có tác dụng đối với một số dạng ung thư. Ngoài ra Flavonoid còn có những tác dụng khác như: chống dị ứng, chống co giật, giảm đau, nghẽn mạch, nghẽn phế quản, lợi mật, diệt nấm,... Trong bệnh máu nhiễm mỡ có 4 chỉ số quan trọng cần được quan tâm: |

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.
