Khoan sâu 3.200m, tìm thấy vật thể 50.000 năm tuổi "tiên tri" điều nhức nhối nhất về tương lai nhân loại

Quá khứ đang dạy chúng ta bài học đắt giá!

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), các nhà khoa học từ Đại học Bang Oregon đã xác định tốc độ tăng CO2 tự nhiên trên Trái đất hiện tại đang nhanh nhất trong 50.000 năm qua.

Để làm được điều này, nhóm nghiên cứu đã khai thác các bong bóng không khí bị mắc kẹt trong lõi băng tại Thềm băng Tây Nam Cực (WAIS). Về cơ bản, đây là nơi ghi lại nhiệt độ tương đối ổn định trong Thế Holocen giữa (Holocen là một thế địa chất bắt đầu vào khoảng 11.700 năm trước và còn tiếp tục đến ngày nay).

Khoan sâu 3.200m, tìm thấy vật thể 50.000 năm tuổi tiên tri điều nhức nhối nhất về tương lai nhân loại
Một lát cắt từ lõi băng ở WAIS. (Ảnh: Katherine Stelling, Đại học Bang Oregon, Mỹ).

Nhóm nghiên cứu đã phải khoan sâu khoảng 3.200 mét để có đủ lượng băng cổ có niên đại khoảng 50.000 năm về trước. Các nhà nghiên cứu sau đó tìm kiếm các hóa chất bị mắc kẹt trong lớp băng cũ để tìm hiểu về khí hậu trong quá khứ.

Sau khi tiến hành phân tích hóa học sâu rộng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mức độ CO2 đang gia tăng hiện nay gây ra cuộc khủng hoảng khí hậu hiện tại của chúng ta cực đoan và khác thường như thế nào so với phần còn lại của lịch sử địa chất gần đây của Trái đất.

CO2 đang tăng kỷ lục

Cụ thể, tốc độ tăng CO2 trong khí quyển ngày nay nhanh hơn 10 lần so với bất kỳ thời điểm nào khác trong 50.000 năm qua, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra thông qua phân tích hóa học chi tiết về băng Nam Cực cổ đại.

“Nghiên cứu về quá khứ dạy cho chúng ta biết ngày nay đang khác biệt như thế nào. Tốc độ thay đổi CO2 hiện tại thực sự là chưa từng có. Tốc độ tăng CO2 tự nhiên trong thế kỷ này đang diễn ra nhanh nhất trong lịch sử từng được quan sát, phần lớn là do khí thải của con người” - Kathleen Wendt, trợ lý giáo sư tại Trường Khoa học Trái đất, Đại dương và Khí quyển của Đại học bang Oregon, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Carbon dioxide, hay CO2, là một loại khí nhà kính xuất hiện tự nhiên trong khí quyển. Khi CO2 đi vào khí quyển, nó góp phần làm khí hậu nóng lên do hiệu ứng nhà kính. Trong quá khứ, mức độ này đã dao động do chu kỳ kỷ băng hà và các nguyên nhân tự nhiên khác, nhưng ngày nay chúng đang tăng lên do khí thải của con người.

Theo báo cáo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu đã tăng 1,1% vào năm 2023, để đạt mức cao kỷ lục mới là 37,4 tỷ tấn CO2. Trong đó, khí thải từ than đá chiếm hơn 65% mức tăng trong năm 2023.

Khoan sâu 3.200m, tìm thấy vật thể 50.000 năm tuổi tiên tri điều nhức nhối nhất về tương lai nhân loại
CO2 là khí nhà kính chính do con người phát thải trong quá trình sản xuất, sinh hoạt, giao thông. (Ảnh minh họa: Chris Leboutillier/Pexels).

Sử dụng các mẫu từ lõi băng ở Thềm băng Tây Nam Cực, Kathleen Wendt và các đồng nghiệp đã điều tra những gì đang xảy ra trong Kỷ băng hà cuối cùng. Họ đã xác định được một mô hình cho thấy lượng CO2 tăng vọt này xảy ra cùng với các đợt lạnh ở Bắc Đại Tây Dương được gọi là Sự kiện Heinrich có liên quan đến sự thay đổi khí hậu đột ngột trên khắp thế giới.

"Bức tranh tương lai" đáng sợ

Thông thường - tức là khi con người không phát thải khí nhà kính ồ ạt từ những hoạt động sản xuất, giao thông, nông nghiệp... Trái đất sẽ trải qua sự gia tăng định kỳ nồng độ CO2 do một hiệu ứng được gọi là Sự kiện Heinrich.

Được đặt theo tên nhà địa chất biển người Đức Hartmut Heinrich, những sự kiện này trùng hợp với một đợt giá lạnh ở Bắc Đại Tây Dương do các tảng băng trôi vỡ ra từ dải băng Laurentide. Điều này gây ra một loại phản ứng dây chuyền dẫn đến sự thay đổi các kiểu khí hậu toàn cầu.

Khoan sâu 3.200m, tìm thấy vật thể 50.000 năm tuổi tiên tri điều nhức nhối nhất về tương lai nhân loại
Cảnh chạy lụt khổ sở của một gia đình bị dòng nước lũ tàn phá khu vực Githurai ở Nairobi, Kenya, ngày 24/4/2024. (Ảnh: AP Photo/Patrick Ngugi).

Christo Buizert, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết trong một thông cáo báo chí: “Chúng tôi nghĩ rằng Sự kiện Heinrich là do sự sụp đổ nghiêm trọng của dải băng ở Bắc Mỹ. Điều này tạo ra một phản ứng dây chuyền bao gồm những thay đổi đối với gió mùa nhiệt đới, gió tây Nam bán cầu và những lượng CO2 lớn thoát ra từ các đại dương.”

Trong thời kỳ gia tăng tự nhiên lớn nhất, CO2 đã tăng khoảng 14 phần triệu trong 55 năm. Và những bước nhảy xảy ra khoảng 7.000 năm một lần. Với tốc độ hiện nay, mức độ gia tăng đó chỉ mất từ 5 đến 6 năm.

Nghiên cứu khác cho rằng gió tây Nam bán cầu này sẽ mạnh hơn trong thế kỷ tới do biến đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, nếu điều đó xảy ra, nó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ CO2 do con người tạo ra của Nam Đại Dương.

Khi đó, hành tinh này sẽ tràn ngập CO2 - một trong những loại khí nhà kính mạnh gây nóng lên toàn cầu. Hậu quả của việc này sẽ rất nghiêm trọng. Đơn cử, Trái đất sẽ diễn ra nhiều đợt nắng nóng hơn nữa với tần suất và cường độ mạnh; nhiệt độ tăng cũng khiến băng tan mạnh gây mực nước biển dâng, bão lũ sẽ xảy ra thường xuyên kèm theo đó là hạn hán, lũ lụt khắp nơi...

Trong báo cáo Số người chết vì thiên tai trên toàn cầu 2000-2023 của Statista, chỉ riêng năm 2023 có khoảng 95.000 trường hợp tử vong được báo cáo do thiên tai trên toàn thế giới. Đây là con số cao kỷ lục kể từ năm 2010. Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên toàn thế giới gây ra năm 2023 lên tới 380 tỷ USD.

Khi biến đổi khí hậu làm tăng rủi ro xảy ra nhiều hiện tượng cực đoan nhiều hơn thì nỗi đau mất mát về con người và vật chất vẫn khiến thế giới nhức nhối.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Xảy ra động đất 3,5 độ richter ở Lục Yên, Yên Bái

Xảy ra động đất 3,5 độ richter ở Lục Yên, Yên Bái

Trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M) xảy ra tại huyện Lục Yên (Yên Bái) chiều 29-5. Người dân ở gần tâm chấn cảm nhận rõ rung lắc.

Đăng ngày: 30/05/2024
Tòa nhà dùng nhiệt từ cơ thể người làm năng lượng

Tòa nhà dùng nhiệt từ cơ thể người làm năng lượng

Hơn 250.000 hành khách đi qua ga trung tâm Stockholm mỗi ngày không hề biết thân nhiệt của họ đang được khai thác để lấy năng lượng.

Đăng ngày: 30/05/2024
Cảnh báo ô nhiễm môi trường từ nhựa có màu sặc sỡ

Cảnh báo ô nhiễm môi trường từ nhựa có màu sặc sỡ

Nghiên cứu chỉ ra nhựa có màu sắc rực rỡ như: đỏ, xanh lam và xanh lục có khả năng phân hủy thành các hạt vi nhựa (microplastic) nhanh hơn các loại nhựa nhạt hoặc không màu.

Đăng ngày: 30/05/2024
Nhật sẽ dùng robot di dời nhiên liệu nóng chảy ở Fukushima

Nhật sẽ dùng robot di dời nhiên liệu nóng chảy ở Fukushima

Robot trang bị gọng kìm và sử dụng ống lồng để di chuyển sẽ thu thập những mảnh vụn nhiên liệu nóng chảy nặng chưa tới 3g.

Đăng ngày: 29/05/2024
Động đất 6,6 độ ở vành đai Thái Bình Dương, Việt Nam có ảnh hưởng?

Động đất 6,6 độ ở vành đai Thái Bình Dương, Việt Nam có ảnh hưởng?

Trận động đất mạnh 6,6 độ xảy ra vào sáng 27/5 đã làm rung chuyển các khu vực dân cư thưa thớt, gồm các đảo Kao và Tofua.

Đăng ngày: 29/05/2024
Chiêm ngưỡng cụm vòm muối độc nhất vô nhị trên thế giới

Chiêm ngưỡng cụm vòm muối độc nhất vô nhị trên thế giới

Cụm vòm muối ở dãy Zagros hình thành hàng triệu năm trước, là duy nhất nếu xét về độ đa dạng, hình dáng, quá trình hình thành và phát triển.

Đăng ngày: 29/05/2024
Nhiệt độ ở Pakistan vượt 52 độ C trong đợt nắng nóng

Nhiệt độ ở Pakistan vượt 52 độ C trong đợt nắng nóng

Nhiệt độ tăng trên 52 độ C ở tỉnh Sindh phía nam Pakistan, mức cao nhất trong mùa hè và gần với mức cao kỷ lục của nước này

Đăng ngày: 28/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News