Khoảng 5 tỷ người sẽ chết đói nếu nổ ra chiến tranh hạt nhân Nga - Mỹ
Việc kích hoạt vũ khí hạt nhân sẽ gây ra những đám cháy vô cùng lớn và giải phóng nhiều tro bụi vào không khí, ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu đến mặt đất, làm cho sản xuất lương thực sụt giảm và khiến nhiều người chết, nghiên cứu này nhận định.
"Một tỷ lệ lớn dân số sẽ bị đói. Điều này thực sự tồi tệ", Lili Xia, một nhà khoa học về khí hậu tại Đại học Rutgers, đồng thời là chủ nhiệm nghiên cứu trên đánh giá với trang Nature.
Ảnh minh họa: Getty
Dựa trên những nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học đã tính toán lượng tro bụi được giải phóng từ các vụ nổ hạt nhân sẽ cản trở ánh sáng mặt trời như thế nào.
"Ánh sáng giảm, khí hậu toàn cầu lạnh hơn và những giới hạn thương mại được áp đặt sau chiến tranh hạt nhân sẽ là một thảm họa cho an ninh lương thực toàn cầu", nghiên cứu trên dự đoán.
Alan Robock, Giáo sư về Khoa học Khí hậu tại Đại học Rutgers, cũng là đồng tác giả nghiên cứu cho rằng: "Dữ liệu trên đã nói với chúng ta một điều: Đó là chúng ta phải ngăn cản chiến tranh hạt nhân xảy ra".
Nghiên cứu trên cũng tính toán được rằng, bất kỳ vụ nổ hạt nhân nào đều sẽ tạo ra hơn 5 telegram (5 nghìn tỷ gram) tro bụi, gây ra tình trạng thiếu lương thực trên quy mô lớn ở hầu hết mọi quốc gia.
"Trong viễn cảnh khủng khiếp này sẽ có nhiều người chết ở Mỹ, châu Âu, Nga, các đồng minh và nhiều nước khác", ông Deepak K. Ray nhận định với Newsweek.
Theo các tác giả ghiên cứu, đây là nghiên cứu đầu tiên về chủ đề này.
"Chưa có ai từng đưa ra tính toán này trước đó. Chưa có ai tính toán số người sẽ thiệt mạng", nhà nghiên cứu Robock nhận định với Health Day News.
Các tác giả nghiên cứu ước tính rằng, số người chết đói do chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan là khoảng 2,5 tỷ người trong 2 năm sau khi xung đột nổ ra, trong khi chiến tranh hạt nhân giữa Nga và Mỹ sẽ khiến khoảng 5 tỷ người trên hành tinh chết đói.
Chiến tranh hạt nhân dường như ít nguy hiểm hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh nhưng vẫn có khoảng 9 quốc gia sở hữu hơn 12.000 đầu đạn hạt nhân hiện nay.
"Nếu vũ khí hạt nhân tồn tại, chúng có thể được sử dụng và thế giới đã một vài lần tiến gần nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Cấm vũ khí hạt nhân là giải pháp dài hạn duy nhất", nhà khoa học Robock cho hay.
Nghiên cứu trên được đăng tải trên trang Nature Food của Anh.

Chiêm ngưỡng những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh
Những loại kim cương đắt giá nhất hành tinh được liệt kê trong bài viết này thậm chí có loại dường như trở nên vô giá.

16 sự thật thú vị về lịch sử thế giới
Bạn có thể được học về những sự kiện trọng đại nhất lịch sử thế giới trong sách giáo khoa, nhưng còn nhiều tình tiết thú vị hoặc rùng rợn mà bạn chưa khám phá.

Không đóng chai nhựa, người Nga dùng nước đóng hộp: Thứ nước kỳ lạ này sẽ có mùi vị gì?
Chúng ta đã quá quen thuộc với những loại nước đóng chai nhựa tiện lợi có thể mang theo bên mình. Nhưng người Nga từng có loại nước đóng hộp trông chẳng khác gì những lon thịt hộp.

Những phong tục ma chay khác thường trên thế giới
Ma chay là phong tục không thể thiếu được ở tất cả các nền văn hóa, quốc gia trên thế giới, tuy tựu chung cùng một mục đích là để tưởng nhớ, an nghỉ người đã khuất song mỗi nơi lại có cách thể hiện khác nhau.

"Tiếng thét thủy quái" Thái Bình Dương làm sóng thần "nhảy ngang" lục địa
Các nhà khoa học đã phát hiện cơ chế khó tin gây ra những cơn sóng thần cao 15 m, lan khắp 3 đại dương chỉ trong vòng 20 giờ, thậm chí đi xuyên qua Nam Mỹ một cách bí ẩn: Một loại sóng âm đáng sợ.

Nghiên cứu mới: Gõ bàn phím một ngón không chậm hơn 10 ngón?
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đại học Vanderbilt, Tennessee (Mỹ) cho thấy việc gõ bàn phím kiểu "mổ cò" một ngón tay thực tế không chậm hơn so với gõ bàn phím bằng 10 ngón tay.
