Khoáng chất ở Mặt Trăng tìm thấy nhiều ở Australia
Một loại khoáng chất được đưa xuống Trái Đất bởi những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng và được cho là chỉ có duy nhất tại bề mặt của "chị Hằng", đã vừa được tìm thấy trong đá ở Australia với niên đại hơn 1 tỷ năm tuổi, các nhà khoa học cho biết hôm 5/1.
Được đặt tên theo địa điểm hạ cánh của tàu Apollo 11 hồi năm 1969 xuống Biển Tranquility, chất tranquillityite là một trong ba loại khoáng lần đầu được phát hiện trong đá Mặt Trăng và là thứ duy nhất không được tìm thấy ở nơi nào trên Trái Đất.
Nhà khoa học Birger Rasmussen nói rằng tranquillityite lâu nay vẫn được cho là một loại khoáng chất của riêng Mặt Trăng, cho tới khi các nhà địa chất phát hiện ra nó một cách tình cờ, trong lớp đá của các khu vực giàu khoáng sản ở Tây Australia.
"Trong hơn 40 năm qua, khoáng này chưa được tìm thấy ở bất kỳ mẫu thử nào trên Trái Đất" - Rasmussen, chuyên gia của Đại học Curtin, cho AFP biết.
Khi các mẫu đất từ Mặt Trăng mới được đưa trở lại, Rasmussen nói rằng chúng đã được xem là "vô cùng quý hiếm" và là chủ đề của những nghiên cứu liên tục khi đó, trong khi - trớ trêu thay - các thành phần của đất Mặt Trăng lại "có đầy dưới Trái Đất".
"Chúng luôn là một phần của Trái Đất và chúng không tới từ Mặt Trăng" - ông nói về phát hiện của mình, mới được đăng tải trên tuần báo Geology.
"Nó cho bạn thấy rằng nhìn chung, Trái Đất và Mặt Trăng có các đặc tính hóa học cũng như quy trình hoạt động giống nhau", ông Rasmussen nói.
Ngoài việc mang tới thông tin "kỳ quặc và bất ngờ", Rasmussen nói rằng phát hiện còn có các ý nghĩa ứng dụng quan trọng, trong đó khoáng chất sẽ là một công cụ đo đạc niên đại tốt, cho phép các nhà khoa học có thể xác định tuổi của một loại đá.
"Chúng tôi sử dụng khoáng chất này để tính niên đại của đá dolerite, vốn trước đó chưa được tính toán, vì thế nó có thể giúp chúng tôi hiểu thêm về lịch sử địa chất", ông cho biết "Chúng đã được 1,07 tỷ năm tuổi, còn cổ hơn rất nhiều các loại đá từng được xem là cổ nhất trong khu vực".
Rasmussen nói rằng tranquillityite có thể được dùng để tính tuổi cho các loại đá tương tự trong tương lai: "Tôi nghĩ nó còn xuất hiện nhiều hơn là 6 địa điểm mà chúng tôi đã tìm thấy". - ông nói về loại khoáng hiếm.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ
Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.
