Khoảnh khắc cây ăn thịt nuốt chửng chuột, đáng sợ với vũ khí săn mồi

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích tại sao những loài thực vật này lại phải săn bắt côn trùng, thậm chí là loài chuột để làm thức ăn sinh tồn.


Quá trình cây ăn thịt bẫy và tiêu hóa con mồi.

Không chỉ xuất hiện trong những bộ phim khoa học viễn tưởng, trong thế giới tự nhiên những loài cây ăn thịt này cũng vô cùng đáng sợ, từ hình dáng của nó đến cách chúng săn các loài côn trùng làm thức ăn.

Các nhà thực vật học trên thế giới đã ghi lại được khoảnh khắc 2 loài cây Nắp ấm (Tên khoa học: Nepenthes) và cây Bẫy kẹp (Venus Flytrap) đã bắt côn trùng, chuột để làm thức ăn khiến nhiều người xem trên mạng xã hội cảm thấy đáng sợ đối với các loài cây này.


 Cây Nắp ấm đang tiêu hóa một con chuột. (Ảnh: CPUK).

Nhóm chuyên gia đã cố gắng tìm hiểu tại sao những loài thực vật này lại ăn thịt thay vì phát triển từ đất như đa số các loài cây khác.

Giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra có thể nguồn đất thiếu khoáng ở một số khu vực mà chúng phân bố rộng rãi như tại rừng mưa núi cao Borneo, Malaysia buộc các loài cây này phải tiến hóa đến mức ăn thịt.

Theo đó, cây Nắp ấm mang hình dạng như một chiếc ấm pha trà, hay giống như một chiếc bình cắm hoa nhỏ, được bao quanh bởi vô số sợi lông rủ xuống tỏa hương thơm ngát nhằm thu hút côn trùng, đồng thời nó như một bậc bệ để con mồi bám vào trước khi rơi xuống "miệng ấm" phía dưới.

Trong bình chứa đã được loài cây này sản sinh và tích trữ một loại nước khiến con mồi rơi xuống sẽ bị tiêu hóa, đồng thời một số chi loài còn có thể đóng những chiếc lá lại để nhốt con mồi khiến nó không thể thoát ly.


 Cây Bẫy kẹp đang bắt con mồi. (Ảnh: New Scientist).

Đáng chú ý, chính là loài cây Bẫy kẹp, nó mang hình dáng như một cái miệng với những chiếc răng dài. Để săn mồi, nó sẽ mở hai cái nắp ra, hương thơm bên trong sẽ tỏa ra thu hút các loài côn trùng bay vào, ngay lập tức nó sẽ kẹp con mồi ở trong đó và sẽ tiêu hóa chúng.

Thông thường, loài cây Bẫy kẹp sẽ tiêu hóa con mồi trong khoảng 1 tuần trước khi nó mở trở lại để đón những nạn nhân mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Lúa ma" xuất hiện ở Hà Nam do lai tạp giống

Các nhà khoa học nhận định, hiện tượng lúa ma xuất hiện có thể do giống bị thoái hóa, lẫn lúa dại và kỹ thuật canh tác, làm đất.

Đăng ngày: 19/04/2025
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Đăng ngày: 09/04/2025
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Đăng ngày: 05/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News