Khoảnh khắc ngôi sao chết giống viên ngọc tím giữa vũ trụ

Đài quan sát tia X Chandra của NASA chụp lại khoảnh khắc ngôi sao “lột” dần từng lớp vỏ ngoài, tạo ra bong bóng màu tím như ngọc thạch anh.

Khoảnh khắc ngôi sao chết giống viên ngọc tím giữa vũ trụ
Bong bóng khí màu tím bao quanh ngôi sao chết. (Ảnh: NASA).

Khi các ngôi sao như Mặt trời cạn kiệt nhiên liệu, chúng mất dần lớp vỏ ngoài và phần lõi co lại dần. Sử dụng Đài quan sát tia X Chandra của NASA, một nhóm nhà thiên văn học quốc tế tìm thấy bong bóng khí gas nóng ở trung tâm của ngôi sao chết, tinh vân hành tinh trong dải Ngân Hà mang tên IC 4593. Ở cách Trái đất khoảng 7.800 năm ánh sáng, IC 4593 tinh vân hành tinh xa xôi nhất từng được phát hiện bằng Chandra.

Trong ảnh chụp mới, IC 4593 có màu tím, tương tự ngọc amethyst trong các hốc tinh thể trên khắp thế giới. Bong bóng của nó hình thành từ khí gas nóng tới hơn một triệu độ C. Nhiệt độ cao này là kết quả từ vật liệu bị thổi bay khỏi phần lõi co lại của ngôi sao và va chạm với khí gas bắn ra trước đó. Bức ảnh tổng hợp cũng chứa dữ liệu ánh sáng khả kiến từ Kính viễn vọng Không gian Hubble. Những vùng màu hồng phản ánh khí gas lạnh bao gồm nitơ, oxy và hydro, trong khi màu xanh chủ yếu là nitơ.

Dù mang tên tinh vân hành tinh, IC 4593 thuộc nhóm thiên thể không liên quan tới hành tinh. Tinh vân hành tinh hình thành sau khi lõi của ngôi sao lớn bằng Mặt trời thu nhỏ trong khi các lớp ngoài mở rộng và nguội đi. Trong trường hợp Mặt trời, lớp vỏ ngoài của nó sẽ mở rộng tới quỹ đạo sao Kim trong vài tỷ năm tới. Ngoài khí nóng, nghiên cứu còn tìm thấy bằng chứng về nguồn tia X ở trung tâm của IC 4593. Sự phát xạ tia X này có năng lượng cao hơn bong bóng khí gas nóng. Nguồn tia X này có thể đến từ ngôi sao đang chết hoặc ngôi sao đồng hành với nó trong hệ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vũ trụ nóng lên trong suốt 10 tỷ năm qua

Vũ trụ nóng lên trong suốt 10 tỷ năm qua

Nhiệt độ trung bình của khí trong vũ trụ tăng gấp hơn 10 lần suốt 10 tỷ năm qua, hiện đạt khoảng 2 triệu độ C.  ​​​​​​​

Đăng ngày: 13/11/2020
Những điều thú vị nhất loài người đã phát hiện ra sau 20 năm sống ngoài vũ trụ

Những điều thú vị nhất loài người đã phát hiện ra sau 20 năm sống ngoài vũ trụ

Từ việc làm vườn trong không gian, cho đến những hố đen tham lam muốn nuốt chửng mọi thứ.

Đăng ngày: 12/11/2020
Vũ trụ khởi đầu ra sao và liệu nó có kết thúc?

Vũ trụ khởi đầu ra sao và liệu nó có kết thúc?

Vũ trụ khởi đầu ra sao và liệu nó có kết thúc? Đó luôn là điều được hầu hết nhân loại quan tâm.

Đăng ngày: 12/11/2020
Phát hiện thiên hà xa xôi nhất phát ra tia gamma

Phát hiện thiên hà xa xôi nhất phát ra tia gamma

Các nhà thiên văn học công bố phát hiện tia gamma hiếm phát từ một dạng thiên hà cổ xưa cách xa hơn 12 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 12/11/2020
Thiên thạch 5 tấn nổ tung trên bầu trời Thụy Điển

Thiên thạch 5 tấn nổ tung trên bầu trời Thụy Điển

Thiên thạch lao xuống khí quyển với vận tốc 62.640km mỗi giờ, tạo ra năng lượng tương đương 180 tấn thuốc nổ TNT.

Đăng ngày: 12/11/2020
Giải mã hiện tượng phát sáng xanh trên mặt trăng sao Mộc

Giải mã hiện tượng phát sáng xanh trên mặt trăng sao Mộc

Nghiên cứu mới cho thấy tác động của bức xạ là nguyên nhân khiến mặt trăng băng giá Europa của sao Mộc tự phát sáng xanh trong bóng tối.

Đăng ngày: 11/11/2020
Vì sao lỗ đen lại là thứ đáng sợ nhất trong vũ trụ này?

Vì sao lỗ đen lại là thứ đáng sợ nhất trong vũ trụ này?

Halloween vốn luôn mang đến một nỗi ám ảnh đầy thú vị cho nhiều người với hình tượng ma quỷ, yêu tinh và ma cà rồng nhưng trong vũ trụ này, thứ đáng sợ nhất phải kể đến chính là … lỗ đen.

Đăng ngày: 11/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News