Tại sao ép tim thổi ngạt có thể làm cơ thể tuần hoàn trở lại?

Hệ thống tuần hoàn được tạo thành từ các mạch máu đưa máu đi và về tim. Động mạch mang máu đi khỏi tim và tĩnh mạch mang máu trở lại tim. Hệ thống tuần hoàn mang oxy, chất dinh dưỡng và hormone đến các tế bào, đồng thời loại bỏ các chất thải, như carbon dioxide.

Ngừng tuần hoàn là trạng thái tim ngừng cung cấp máu cho cơ thể, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não, tuần hoàn vành, phổi... Có 3 trạng thái cơ bản là: vô tâm thu, rung thất và phân ly điện cơ.

Ngừng tuần hoàn có thể xảy ra đột ngột với một quả tim hoàn toàn khoẻ mạnh như trong các tai nạn do điện giật, đuối nước, sốc phản vệ, đa chấn thương... nhưng cũng có thể là hậu quả cuối cùng của một bệnh lý mạn tính giai đoạn cuối như ung thư, xơ gan, suy tim, suy thận...


Ngừng tuần hoàn là trạng thái tim ngừng cung cấp máu cho cơ thể.

Khi phát hiện bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn thì phải tiến hành cấp cứu ngay tại chỗ gồm 3 động tác phải làm: A (Airway: giải phóng đường thở), B (Breathing: hô hấp nhân tạo hay thổi ngạt), C (Chest compressions: ép tim ngoài lồng ngực). Câu hỏi đặt ra là vì sao ép tim thổi ngạt (còn gọi là hồi sức tim phổi, hô hấp nhân tạo) lại giúp máu tuần hoàn trở lại?

Theo tài liệu trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ khi hồi sức tim phổi, máu được ép từ tim vào các tuần hoàn động mạch và phổi, với sự đóng van hai lá và van ba lá, ngăn chặn dòng máu chảy ngược và mở động mạch chủ, các van phổi để đáp ứng với dòng máu đang tới. Không khí di chuyển tự do vào và ra khỏi phổi, do đó áp lực trong lồng ngực không tăng lên đáng kể và tuần hoàn phổi không bị ảnh hưởng xấu bởi ép ngực. Nhờ tác động của ép ngực, tim sẽ nạp đầy máu và không khí trở lại phổi một cách thụ động.

Nói một cách ngắn gọn, ép tim phổi giúp lưu thông máu cung cấp oxy cho cơ thể, não và các cơ quan khác vẫn sống trong khi chờ xe cấp cứu. Thường có đủ oxy trong máu để giữ cho não và các cơ quan khác sống trong vài phút, nhưng máu sẽ không lưu thông trừ khi ai đó thực hiện hô hấp nhân tạo. Phương pháp hô hấp nhân tạo không đảm bảo rằng người bệnh sẽ sống sót, nhưng có thể giúp tăng cơ hội sống sót của người bệnh nếu được bắt đầu ngay sau khi tim ngừng đập. Nếu không, chỉ cần ba đến bốn phút sau là người đó sẽ chết não do thiếu oxy.

Các bước hô hấp nhân tạo cơ bản

Hô hấp nhân tạo thành công nhất khi được thực hiện càng nhanh càng tốt. Nó chỉ nên được thực hiện khi một người không có dấu hiệu của sự sống hoặc khi họ:

  • Bất tỉnh
  • Không phản ứng
  • Không thở hoặc không thở bình thường (trong trường hợp ngừng tim, một số người thỉnh thoảng sẽ thở hổn hển - họ vẫn cần hô hấp nhân tạo vào thời điểm này. Đừng đợi cho đến khi họ hoàn toàn không thở).

Không cần thiết phải tìm kiếm mạch khi một người không có dấu hiệu của sự sống. Đôi khi có thể khó tìm thấy mạch của một người và có thể lãng phí thời gian để tìm kiếm. Nếu hô hấp nhân tạo là cần thiết, nó phải được bắt đầu ngay lập tức.

Các bước cơ bản để thực hiện hô hấp nhân tạo có thể được sử dụng cho người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh. Thông tin dưới đây chỉ là một hướng dẫn và không thay thế được cho việc tham gia một khóa học hô hấp nhân tạo.

1. Kiểm tra các mối nguy hiểm. Xem xét lý do tại sao người đó có vẻ gặp rắc rối – có mùi khí gas hay họ bị điện giật? Họ có thể bị say rượu hoặc bị ảnh hưởng bởi thuốc và do đó có là mối nguy hiểm cho bạn không? Tiếp cận cẩn thận và không đặt mình vào nguy hiểm. Nếu người đó đang ở trong khu vực nguy hiểm (chẳng hạn như trên đường), bạn có thể di chuyển họ càng nhẹ nhàng càng tốt để bảo vệ an toàn cho cả bạn và họ.

2. Kiểm tra xem nạn nhân có tỉnh táo không? Nhẹ nhàng lắc và hét vào mặt người đó, như thể bạn đang cố đánh thức họ. Nếu không có phản hồi, hãy trợ giúp.

3. Gọi số cấp cứu 115 để yêu cầu có xe cấp cứu.

4. Giải phóng đường thở. Bạn có thể nhẹ nhàng lăn người đó nằm ngửa nếu cần. Nhẹ nhàng ngửa đầu ra sau, mở miệng và nhìn vào trong. Nếu có chất lỏng và chất lạ, hãy nhẹ nhàng lăn họ nằm nghiêng. Ngửa đầu ra sau, mở miệng và nhanh chóng loại bỏ bất kỳ vật lạ nào (ví dụ như kẹo cao su, răng giả, chất nôn). Điều quan trọng là đừng để mất nhiều thời gian làm việc này, vì ưu tiên thực hiện hô hấp nhân tạo. Ép ngực có thể giúp đẩy vật lạ ra khỏi đường thở trên.

5. Kiểm tra nhịp thở. Hãy nhìn, nghe và cảm nhận các dấu hiệu của nhịp thở. Nếu người đó thở bình thường, hãy lăn họ nằm nghiêng. Nếu họ không thở, hoặc thở không bình thường, hãy chuyển sang bước 6. Người bị ngừng tim có thể thỉnh thoảng phát ra tiếng rên rỉ hoặc ngáy để cố gắng thở và đây không phải là nhịp thở bình thường. Nếu không chắc một người có thở bình thường hay không, hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo theo bước 6.

6. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực: quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.

Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.

Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: Phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.

Sau khi bệnh nhân tự thở được cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

7. Thổi ngạt: Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 - 30 lần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?

Tại sao mắt người lại có nhiều màu khác nhau?

Màu mắt là độc nhất và riêng biệt như vân tay của mỗi người. Bạn có thể thấy người xung quanh cùng có màu mắt nâu hoặc đen như mình, nhưng chắc chắn màu mắt ấy hoàn toàn khác biệt.

Đăng ngày: 09/04/2025
Vì sao đi chân trần tốt cho sức khỏe?

Vì sao đi chân trần tốt cho sức khỏe?

Đi chân trần đã được khoa học chứng minh là mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe và cũng được xem là một liệu pháp chữa bệnh thay thế.

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao khi buồn chúng ta lại muốn tìm nghe nhạc buồn?

Tại sao khi buồn chúng ta lại muốn tìm nghe nhạc buồn?

Nỗi buồn thường là một cảm giác mà chúng ta cố gắng tránh. Tuy nhiên, âm nhạc buồn khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống.

Đăng ngày: 07/04/2025
Vì sao nước tiểu có màu vàng?

Vì sao nước tiểu có màu vàng?

Tất cả đều có lý do của nó, và cơ thể của chúng ta là một hệ thống rất hoàn hảo, tinh tế!

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News