Khôi phục hộp sọ loài vượn 12 triệu năm tuổi
Hộp sọ bị hư hại của loài vượn Pierolapithecus đã được khôi phục trên máy tính, cho phép các nhà khoa học so sánh với các họ người trong quá khứ và hiện tại.
Một đội ngũ các nhà cổ nhân chủng học đã tập hợp được hộp sọ duy nhất từng được biết đến về loài vượn tuyệt chủng có tên khoa học là Pierolapithecus catalaunicus, theo đó tiết lộ diện mạo trên thực tế của loài vượn này, theo báo cáo đăng trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences.
Hộp sọ Pierolapithecus trên thực tế (trái) và các hình ảnh tái dựng hộp sọ hoàn chỉnh. (Ảnh: BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN MỸ).
Việc khôi phục hộp sọ, dù trên máy tính, cho phép các nhà nghiên cứu đặt loài vượn Pierolapithecus vào vị trí chính xác trên cây phả hệ của họ người. Đồng thời, con người cũng cải thiện được sự hiểu biết về cách thức loài vượn này sinh sống ở khu vực giờ đây là Tây Ban Nha cách đây 12 triệu năm.
Pierolapithecus lần đầu tiên được mô tả vào năm 2004, thời điểm một phần xương sọ và xương mặt của loài này được tìm thấy tại một bãi rác ở vùng ngoại ô Barcelona (Tây Ban Nha).
Mẫu vật được xác định có niên đại trên 12 triệu năm tuổi, và được tìm thấy bên cạnh 2 loài vượn tuyệt chủng khác là Dryopithecus và Anoiapithecus, theo trưởng nhóm nghiên cứu Kelsey Pugh, nhà nhân chủng học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ ở New York.
Dựa trên phân tích ban đầu của nhóm, Pierolapithecus có tư thế đứng thẳng, cho thấy loài này có sự liên hệ gần gũi với tổ tiên gần nhất của vượn lớn và người.
Trong báo cáo mới, đội ngũ do chuyên gia Pugh dẫn đầu đã quét CT hộp sọ của hóa thạch, với mục đích khôi phục hình dạng trên thực tế của nó trên nền tảng máy tính để có thể so sánh loài này với các loài khác thuộc họ người.
Năng lực đứng thẳng cho thấy như nhiều loài thuộc họ người khác, loài Pierolapithecus có thể bám trên cành và di chuyển xuyên qua các tán cây. Tuy nhiên, phải chờ đến khi các ảnh chụp CT được thực hiện, các nhà nghiên cứu mới có thể so sánh Pierolapithecus với những loài thuộc họ người từng được biết đến.

Cận cảnh bức tranh khảm quý hiếm, rõ nét nhất mô tả cuộc chiến thành Troy
Các nhà khoa học phát hiện ra bức tranh khảm rõ ràng nhất từ trước đến nay mô tả cuộc chiến thành Troy trong thần thoại Hy Lạp.

Phát hiện loài "vượn khủng bố" - một trong những loài vượn lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất
Đây là một loài vượn cổ đại có trọng lượng gần 50kg, từng sinh sống ở châu Phi, đặc biệt là Nam Phi và Ethiopia.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Sử dụng AI để đọc chữ trên cuộn giấy cổ 2.000 năm, thanh niên nhận tiền thưởng "khủng"
AI đang thay đổi cuộc sống của con người trong nhiều khía cạnh, thậm chí nó còn giúp một thanh niên nhận tiền thưởng 40.000 USD vì đọc được chữ trên cuộn giấy cổ 2.000 năm.
