Không chỉ riêng con người, gấu nâu cũng biết "múa cột"

Nghiên cứu mới cho thấy hành vi chà xát cơ thể vào thân cây hoặc cột, trụ ở gấu nâu giúp chúng hấp dẫn hơn trong mắt bạn tình.

Các nhà sinh vật học từ Đại học Alberta của Canada gần đây đã theo dõi hành vi sinh sản và phân tích bộ gene của 213 cá thể gấu nâu ở dãy núi Rocky, sau đó so sánh với dữ liệu ADN trước đó để tạo ra một "cây gia đình". Kết quả cho thấy những con thường xuyên cọ xát cơ thể vào thân cây, cột điện hoặc trụ hàng rào thu hút nhiều bạn tình hơn và tạo ra số lượng con non nhiều hơn.


Hành vi chà xát cơ thể của gấu có liên quan đến mức độ thành công trong giao phối và sinh sản.

Cụ thể, đối với gấu nâu đực, mỗi lần chúng thực hiện hành động này ở các địa điểm khác nhau làm tăng cơ hội bắt cặp với bạn tình lên 1,38 lần. Trong khi đó ở gấu cái, số lượng con non được sinh ra cũng tăng khoảng 1,55 lần.

Điều này cho thấy hành vi chà xát cơ thể của gấu có liên quan đến mức độ thành công trong giao phối và sinh sản. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng chúng làm như vậy chỉ để "gãi ngứa" và xua đuổi côn trùng.

"Những con gấu chà xát nhiều hơn dường như có có tình trạng sức khỏe tốt hơn, qua đó hấp dẫn hơn trong mắt bạn tình", tác giả chính của nghiên cứu Mark Boyce giải thích. "Theo những gì chúng tôi biết, tất cả gấu nâu đều thực hiện 'điệu nhảy' này. Chúng cọ lưng vào thân cây, dậm chân và để lại mùi hương, thứ giúp những con gấu khác xác định danh tính và vị trí của chúng".


Bẫy camera ghi hình gấu nâu cọ lưng vào thân cây trên dãy núi Rocky. (Video: BBC).

Hành vi chà xát cơ thể ở gấu nâu thậm chí còn được quan sát thấy ở con non, nhưng với mục đích sinh tồn. Nguyên nhân là do gấu đực hung dữ có xu hướng tấn công và giết chết những con gấu con để giao phối với mẹ của chúng, nhưng nó thường không sát hại họ hàng của mình. Do đó, gấu con cọ lưng vào những chỗ mà con đực đã cọ xát trước đó để "ám mùi" của nó, hay nói cách khác là khiến chúng có mùi giống với họ hàng của gấu đực. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị gấu đực tấn công, theo Live Science.

Chi tiết nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Plos One hôm 3/5.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?

Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Đăng ngày: 03/07/2025
Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới

Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?

Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 28/06/2025
Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"

Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Đăng ngày: 28/06/2025
Cá piranha có thực sự nguy hiểm như những lời đồn?

Cá piranha có thực sự nguy hiểm như những lời đồn?

Xuất hiện trong nhiều thước phim kinh dị của Hollywood, cá piranha được xây dựng hình tượng là loài khát máu, hung hăng, có tốc độ hủy diệt kinh hồn.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News