Không có hành tinh tên Gliese 581g, 581d
Một trong những ứng viên tiềm năng nhất cho danh hiệu Trái đất 2.0, Gliese 581g chỉ là một ảo ảnh của vũ trụ, trong khi bạn đồng hành của nó là Gliese 581d cũng không có thực.
Khi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2010, Gliese 581g đã tạo nên tâm trạng hồ hởi trong giới các nhà thiên văn học do nó trông rất giống Trái đất về kích thước lẫn nhiệt độ bề mặt.
Hệ sao Gliese 581 đã bị bớt đi 2 hành tinh vì chúng không hề tồn tại trên thực tế - (Ảnh: NASA)
Lúc đó, các chuyên gia cho rằng đây là hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời nằm trong khu vực Goldilocks xung quanh sao trung tâm, tức vùng không quá nóng hoặc quá lạnh, phù hợp cho sự sống phát triển.
Tuy nhiên, mới đây, các nhà nghiên cứu của Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) đã bác bỏ sự tồn tại của Gliese 581g, cho rằng nó đơn giản chỉ là một thủ thuật của ánh sáng do các vụ bùng nổ từ trường phát từ ngôi sao gần đó.
Họ cũng loại bỏ luôn sự tồn tại của một hành tinh khác trong cùng hệ sao này, được đặt tên là Gliese 581d, được tuyên bố phát hiện vào năm 2009, theo Space.com.
May mắn là Gliese 581, cách Trái đất 22 năm ánh sáng, vẫn có thêm 3 hành tinh khác đã được xác nhận, nhưng không hành tinh nào nằm trong khu vực có thể nuôi dưỡng sự sống.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
