Không còn lợn, Cairo ngập trong rác

Đường phố ở Cairo - Ai Cập chưa bao giờ được khen là sạch. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm ở thủ đô vốn tràn ngập trong rác này giờ đây đã trở nên trầm trọng.

Cuộc khủng hoảng rác thải hiện nay của Cairo không hề gây bất ngờ chút nào. Khi Chính phủ Ai Cập giết tất cả số lợn trong nước vào mùa xuân vừa rồi, người ta đã cảnh báo rằng một số thành phố sẽ ngập trong rác. Các chuyên gia y tế cũng nhận định đây là một chiến lược hoàn toàn sai lầm dùng để đối phó với dịch cúm lợn. Thất bại của Chính phủ Ai Cập đã thể hiện sự không đồng bộ và nóng vội khi đưa ra những quyết định thiếu cân nhắc.

Từ sai lầm “giết lợn

Lợn đã từng đảm nhiệm vai trò “tiêu thụ” rác hữu cơ. Giờ đây khi tất cả số lợn đã bị giết sạch, hàng núi thức ăn đang phân hủy trên đường phố thuộc vùng dành cho tầng lớp trung lưu như Heliopolis hoặc các con phố nghèo rớt của cộng đồng như Imbaba. Ramadan Hediya, 35 tuổi, làm nghề giao hàng cho siêu thị, sống ở Madinat el Salam, một cộng đồng có thu nhập thấp thuộc ngoại ô Cairo. Anh nói: “Cả khu toàn rác là rác”, “Lối nào cũng ngập trong rác, chỉ cần mở cửa ra hứng chút không khí bạn sẽ thấy hàng đống rác chất cao trên mặt đường".

Tháng 5/2009, khi nỗi sợ hãi dịch cúm lợn (H1N1) bùng phát lần đầu, Tổng thống Hosni Mubarak đã ra lệnh giết tất cả số lợn trong nước để phòng ngừa dịch bệnh lây lan. Khi các cơ quan y tế toàn cầu tuyên bố lợn không phải là tác nhân truyền bệnh, Chính phủ Ai Cập biện hộ rằng họ không chỉ hành động vì dịch cúm, mà còn để làm sạch khu định cư đông đúc, bẩn thỉu của cộng đồng nhặt rác zabaleen. 

Rác tràn ngập đường phố Cairo. (Ảnh: Nytimes)

Hiện tại, những đường phố thuộc khu zabaleen vẫn ngập đầy rác rưởi hôi thối và ruồi nhặng như mọi khi. Nhưng những người nhặt rác đã làm chính xác điều họ nói trước đây: ngừng xử lý phần lớn số rác hữu cơ. Thay vào đó, người ta chôn rác hữu cơ xuống bất cứ chỗ nào có thể, hoặc cùng lắm thì chất đống chúng bên cạnh những thùng rác nằm rải rác trong thành phố - vốn được các công ty đa quốc gia đặt ra trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm đối phó với tình trạng rác thải khủng khiếp ở đây. “Họ giết sạch lũ lợn rồi, cứ để cho họ đi mà làm sạch thành phố", Moussa Rated, sống trong khu zabaleen, trước đây làm nghề nhặt rác và nuôi lợn tức giận. “Trước đây rác rưởi gì cũng vào mồm lợn, giờ không còn lợn thì để chính quyền tự lo lấy".

Thất bại do đâu?

Phản ứng của chính phủ - khởi đầu là để đối phó với dịch cúm lợn – nay đã trở thành một bài toán hóc búa về xã hội, môi trường và cả chính trị dành cho thành phố đông dân nhất của thế giới Ảrập này. “Vấn đề chính ở Ai Cập là các phương án dự phòng", Trưởng ban Chống bệnh truyền nhiễm thuộc Bộ Nông nghiệp, Sabir Abdel Aziz Galal nhận xét. “Quyết định nào đưa ra cũng thực hiện được một thời gian, rồi sau người ta bận rộn chuyện khác và để đó".

Công việc nhặt rác ở Cairo do bộ phận lao động không chính thức đảm nhận. Trong nỗ lực cải thiện tình hình môi trường thành phố và thay thế cộng đồng nhặt rác – zabaleen, chính quyền đã thuê các công ty đa quốc gia và thùng rác được đặt khắp thành phố. Tuy nhiên, chính quyền đã mắc sai lầm và thất bại khi không hiểu được bản chất của cộng đồng người dân ở đây. Họ không bao giờ mang rác ra ngoài vứt mà đã quen có người đến tận cửa thu rác. Hơn nửa thế kỷ, zabaleen – đã trở thành một cộng đồng người Ấn Công giáo sống ngoài rìa phía đông thành phố. Họ gom rác, bán phế liệu và dùng rác hữu cơ để nuôi lợn – nguồn sống cho cả gia đình. Giết sạch lợn cùng một lúc là “điều ngu xuẩn nhất mà họ từng làm", bà Kamel bức xúc. “Đây chẳng qua là một ví dụ nữa về những quan chức thiếu hiểu biết mà thôi".

Những bất cập khác

Rác thải chỉ là ví dụ gần đây nhất về sự bất lực của Chính phủ Ai Cập để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của nhân dân nước này bên cạnh các vấn đề về nước, nhà ở, dịch vụ y tế và giáo dục.

Chính phủ thông báo sẽ đóng cửa các trường học cho tới tuần đầu tiên của tháng 10 để có thêm thời gian chuẩn bị cho đợt bùng phát dịch cúm lợn có khả năng xảy ra tiếp theo. Dư luận chỉ trích hành động không đúng lúc này, họ cho rằng lẽ ra chính quyền đã dư thời gian chuẩn bị trong 3 tháng nghỉ hè vừa rồi.

Những người đứng đầu 3 tỉnh lớn của Ai Cập đã thông báo họ đã thay đổi hành động để đảm bảo an toàn cho các học sinh. Những lớp quá đông sĩ số (hơn 60 em) sẽ bị tách làm hai, và số buổi học ở trường sẽ không quá 3 buổi một tuần. Thông báo này lại một lần nữa bị dư luận chỉ trích.

“Đất nước đang gặp khó khăn, đây là kết quả của một hệ thống chính quyền thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan". Galal Amin, nhà kinh tế học, nhà văn và bình luận xã hội, nói. “Những quyết định họ đưa ra đều vội vã, chỉ để làm hài lòng tổng thống". Đường phố của Cairo luôn đầy ắp trẻ em và rác. Giờ đây, khi không còn lũ lợn dọn dẹp cộng thêm các trường học tạm thời bị đóng cửa, số trẻ em và rác trên đường lại càng tăng. “Người Ai Cập đang gặp rắc rối lớn", ông Amin nhận xét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News