Không đeo khẩu trang, cách 2m vẫn hứng giọt bắn nCoV gấp 10.000 lần
Nếu bạn ho khi không đeo khẩu trang có thể bắn ra 3.000 giọt hô hấp vào những người xung quanh ở khoảng cách 2m.
Nhóm các nhà khoa học tại ĐH Edinburgh, Vương Quốc Anh vừa thực hiện một nghiên cứu chứng minh tác dụng của đeo khẩu trang trong việc ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 và nhiều loại virus khác.
Các học giả tiến hành thí nghiệm giữa người thật và ma-nơ-canh được kết nối với một máy mô phỏng hành động nói và ho để so sánh số lượng giọt hô hấp bắn ra khi đeo và không đeo khẩu trang.
Số lượng giọt bắn hô hấp văng ra khi nói và ho trong 3 trường hợp không đeo, đeo khẩu trang phẫu thuật và đeo khẩu trang tự chế
Ban đầu, các nhà khoa sử dụng ma-nơ-canh làm thí nghiệm, không khí chứa chất lỏng huỳnh quang mô phỏng các giọt bắn từ miệng.
Khi luồng không khí thoát ra, các nhà khoa học sử dụng ánh sáng laser và tia UV để xác định số giọt di chuyển và số giọt rơi xuống mặt bàn cách xa 2m.
Mặc dù đã cố gắng mô phỏng như thật nhưng nhóm nghiên cứu nhận thấy, thử nghiệm trên đồ vật không chính xác như trên người thật.
Trong thí nghiệm lần 2, nhóm nghiên cứu lựa chọn 6 tình nguyện viên thực hiện ho trong vài phút khi đeo khẩu trang và không.
Các giọt hô hấp của họ được hứng trên một ván trượt đặt cách miệng 5 cm, sau đó được phân tích dưới kính hiển vi.
Các nhà khoa học cho biết, phản xạ ho thông thường có thể làm văng gần 3.000 giọt hô hấp với vận tốc di chuyển lên lên tới 80 km/h. Trong khi đó một cái hắt hơi có thể tạo ra hơn 100.000 giọt bắn.
Tuy nhiên, nếu đeo khẩu trang phẫu thuật, dù bạn nói hay ho, không có giọt hô hấp nào bị văng ra. Thậm chí các loại khẩu trang vải thông thường cũng có tác dụng ngăn giọt bắn hiệu quả.
Khẩu trang thực sự mang lại hiệu quả rất lớn trong việc ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 cũng như nhiều loại virus khác.
Với các loại khẩu trang khác, trong cả thí nghiệm với ma-nơ-canh và người thật, việc đeo khẩu trang giúp giảm số lượng giọt hô hấp bắn ra hơn 1.000 lần.
Nghiên cứu kết luận, một người ho không đeo khẩu trang khiến người đối diện cách xa 2 m nhận lượng giọt bắn nhiều hơn 10.000 lần so với người ho có đeo khẩu trang tiếp xúc với người đứng gần 50 cm.
“Chúng tôi biết rằng khẩu trang từ các vật liệu khác nhau sẽ có hiệu quả ngăn giọt bắn khác nhau. Nhưng với những giọt bắn lớn được cho là nguy hiểm nhất, chúng tôi phát hiện rằng ngay khẩu trang vải một lớp tự chế cũng có hiệu quả cực kỳ lớn. Vì vậy, đeo khẩu trang thực sự có thể tạo ra sự khác biệt giúp hạn chế lây nhiễm virus cho người đối diện”, TS Ignazio Maria Viola, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Theo các nghiên cứu hiện tại, khẩu trang N95 có khả năng ngăn chặn 95% các giọt bắn trong không khí, là khẩu trang tốt nhất hiện nay, kế đó là khẩu trang phẫu thuật. Dù vậy, nghiên cứu trên tạp chí Y khoa Anh Quốc mới đây cũng thừa nhận, khẩu trang vải có thể chỉ kém hiệu quả hơn 15% so với khẩu trang phẫu thuật.

Bão cytokine - hiện tượng khiến cơ thể tự hủy hoại trước virus corona
Hiện tượng đặc biệt này sẽ khiến cơ thể con người tự gục ngã vì chính hệ miễn dịch của mình.

Người đầu tiên trên thế giới tái nhiễm nCoV
Hong Kong hôm qua ghi nhận một người 33 tuổi nhiễm nCoV lần hai sau hơn 4 tháng mắc bệnh, là ca tái nhiễm đầu tiên trên thế giới được xác nhận.

Cách lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Bệnh phẩm nghi nhiễm Covid-19 phải được thu thập bởi các nhân viên y tế đã được tập huấn về thu thập mẫu bệnh phẩm.

Quy trình sản xuất vaccine ngừa Covid-19 của Nga
Theo Bộ Y tế Nga, vaccine ngừa Covid-19 của Nga được đặt tên là Sputnik V, đã trải qua tất cả các cuộc kiểm tra cần thiết và được chứng minh là có khả năng hình thành miễn dịch chống lại virus.

Bác sĩ chỉ 5 dấu hiệu điển hình trên da của người mắc Covid-19
Bệnh nhân Covid-19 có thể có nhiều biểu hiện đầu tiên ở trên da trước khi có các dấu hiệu ở đường hô hấp và tổn thương phổi.

Trung Quốc báo giá vaccine cao nhất thế giới, gấp 18 lần Anh, 7 lần Mỹ
Doanh nghiệp dược phẩm nhà nước của Trung Quốc đang thử nghiệm 2 loại vaccine ngừa Covid-19 nhưng giá cả cao hơn nhiều so với các loại vaccine trên thế giới.
