Không đóng chai nhựa, người Nga dùng nước đóng hộp: Thứ nước kỳ lạ này sẽ có mùi vị gì?

Chúng ta đã quá quen thuộc với những loại nước đóng chai nhựa tiện lợi có thể mang theo bên mình. Nhưng người Nga từng có loại nước đóng hộp trông chẳng khác gì những lon thịt hộp.

Vì sao nước phải đóng hộp?

"Đừng uống vào ngày đầu tiên. Hãy đi tích trữ và uống nước mưa, đổ đầy nước mưa vào tất cả các thùng chứa sẵn có. Sử dụng nước đóng hộp cho những trường hợp khẩn cấp", dòng chữ trên lon ghi. "Để lấy nước, hãy dùng dụng cụ mở để đục hai lỗ trên nắp. Đồ khui để ở hộp đựng, trong túi tiếp tế".

Đó là những lời chỉ dẫn trên hộp chứa nước do người Nga sản xuất, một sản phẩm đặc biệt và hiếm gặp nhưng có thật.

Chúng ta đã quá quen thuộc với những loại nước đóng chai tiện lợi có thể mang theo bên mình đề phòng những lúc khát nước. Nhưng loại nước này lại được đóng trong hộp chẳng khác gì những loại thức ăn đóng hộp thường thấy.

Vì sao nước phải đóng trong hộp mà không phải để trong chai? Hộp nước này có gì đặc biệt?

Bạn sẽ không tìm thấy loại nước này trong các cửa hàng tiện lợi, vì nó được dành cho các thủy thủ trên tàu hoặc tàu ngầm.

Không đóng chai nhựa, người Nga dùng nước đóng hộp: Thứ nước kỳ lạ này sẽ có mùi vị gì?
Nước đóng hộp thường được đun sôi, để nguội sau đó trộn với axit ascorbic.

Trên các tàu luôn có lượng nước uống dự trữ đủ dùng cho một số ngày nhất định, nhưng những lon nước này được dùng nghiêm ngặt cho các tình huống khẩn cấp (ví dụ như trong trường hợp đắm tàu)được coi là nguồn dự trữ không thể đụng tới.

Nước đóng hộp thường được đun sôi, để nguội (một số nguồn cho rằng đó là nước suối), sau đó trộn với axit ascorbic. Nó được trữ vào hộp có dung tích khoảng 240 hoặc 250 ml (1 cốc). Khẩu phần hàng ngày bao gồm 1/2 lít một người. Thứ nước này có thể lưu trữ trong hai năm.

Lời giải thích cho lý do đóng hộp nước rất đơn giản. Nước trong các chai nhựa dễ bị tia cực tím làm hỏng; chai cũng dễ bị vỡ vụn hoặc hư hỏng. Chai thuỷ tinh thì nặng và cần nhiều không gian. Trong khi đó, hộp lại kín hơi và nhỏ gọn hơn.

Không có thông tin chính xác về thời điểm sản xuất những hộp nước này, nhưng các quy định nhà nước liên quan đến sản phẩm được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1962, trước khi được cập nhật vào năm 1980.

Nước đóng hộp được sản xuất cho đến đầu những năm 1990. Và người Nga không đơn độc. Các thủy thủ Mỹ cũng có nước đóng hộp của riêng họ.

Nước đóng hộp có vị gì?

Ngày nay, bạn không thể có cơ hội uống nước đóng hộp từ thời Liên Xô nữa, tuy nhiên, những người đã nếm nó trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự đã chia sẻ cảm nhận trên mạng.

"Tôi đã thử một trong những hộp nước đó từ bộ dụng cụ khẩn cấp. Bộ dụng cụ còn có cả nhật ký dành cho người đắm tàu ​và một cây bút chì hóa học", một người chia sẻ.

"Tôi cũng đã thử khi sửa chữa hầm tránh bom tại nơi làm việc, tìm thấy một hộp 20 lon ở đó, mùi vị nước đóng hộp rất đặc biệt", một người khác nói.

"Khi tôi phục vụ trong quân đội, tôi đã có cơ hội uống loại nước này. Nó trông giống như nước cất, hoàn toàn không có mùi vị, nhưng nó có ích", một người khác nói thêm.

Ngày nay, các thủy thủ trên tàu và tàu ngầm vẫn cần nguồn cung cấp nước uống khẩn cấp, nhưng không còn loại đóng hộp như trước.

Ngày nay, nước được sản xuất trong các túi giấy nhiều lớp, nhẹ hơn. Một gói chứa 100 ml nước. Gói có thể được bảo quản ở nhiệt độ từ -35 C đến 65 C trong 5 năm. Khẩu phần hàng ngày vẫn giữ nguyên – 1/2 lít (5 gói) mỗi người, và tất nhiên bạn cũng được khuyên là không nên uống nó ngay từ ngày đầu.

Nước khẩn cấp cũng được bán trong các cửa hàng trực tuyến và thường được mua bởi những người đi bộ đường dài. Chúng có giá gấp đôi so với nước đóng chai thông thường.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì đã thực sự diễn ra vào ngày tháp Eiffel xuất hiện trước thế giới năm 1889?

Điều gì đã thực sự diễn ra vào ngày tháp Eiffel xuất hiện trước thế giới năm 1889?

Trở lại năm 1889, Pháp đã tổ chức Exposition Universelle, một hội chợ có quy mô hoành tráng trên thế giới với điểm nổi bật của sự kiện này chính là Tháp Eiffel.

Đăng ngày: 13/05/2022
Sự thật gây sốc: Người La Mã cổ đại đánh răng bằng nước tiểu

Sự thật gây sốc: Người La Mã cổ đại đánh răng bằng nước tiểu

Trong khi ngày nay chúng ta xem nước tiểu là một loại chất thải, thì ở thời cổ đại, nó được coi là một mặt hàng có giá trị.

Đăng ngày: 13/05/2022
Cheo leo giữa vách núi, đây đích thị là cửa hàng tiện lợi

Cheo leo giữa vách núi, đây đích thị là cửa hàng tiện lợi "bất tiện" nhất hành tinh

Một cửa hàng tiện lợi nằm " treo" trên vách núi cao thẳng đứng cách mặt đất hơn 100m tại Trung Quốc gần đây đã trở thành đề tài bàn tán của cư dân mạng.

Đăng ngày: 13/05/2022
Người đàn ông có mái tóc

Người đàn ông có mái tóc "khủng" nhất thế giới

Đó là một cụ ông người Ấn Độ, 97 tuổi, người “chưa bao giờ biết đến cắt tóc là gì”.

Đăng ngày: 12/05/2022
Cặp sinh đôi lạc nhau 44 năm, người ở Hàn Quốc, người ở Mỹ, họ lớn lên với sự khác biệt như thế nào?

Cặp sinh đôi lạc nhau 44 năm, người ở Hàn Quốc, người ở Mỹ, họ lớn lên với sự khác biệt như thế nào?

Một người đã trở thành nhân viên chính phủ trong khi người còn lại là đầu bếp. Chỉ số IQ của họ chênh lệch tới 16 điểm, trong khi gene, bệnh tật và tính cách thì vẫn giống nhau.

Đăng ngày: 12/05/2022
Dùng sóng radar, khoa học bất ngờ với thứ nằm bên dưới lớp băng ở Nam Cực

Dùng sóng radar, khoa học bất ngờ với thứ nằm bên dưới lớp băng ở Nam Cực

Những bí mật bên dưới lớp băng ở Nam Cực đang dần được khoa học hé lộ.

Đăng ngày: 12/05/2022
Chụp quang bức tranh tự họa ở bảo tàng Pháp, chuyên gia phát hiện bí mật giấu kỹ 160 năm

Chụp quang bức tranh tự họa ở bảo tàng Pháp, chuyên gia phát hiện bí mật giấu kỹ 160 năm

Họa sĩ táo bạo bậc nhất nước Pháp đã giấu kín một bí mật đằng sau bức tranh tự họa " Người đàn ông bị thương".

Đăng ngày: 11/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News