Không động cơ nhưng chiếc máy bay mô hình này có thể bay đến 881km/h!

Một chiếc máy bay điều khiển từ xa không động cơ (hay còn gọi là tàu lượn) của Spencer Lisenby có thể đạt được vận tốc lên đến 881km/h trong màn lập kỷ lục được thực hiện tại núi Parker nơi có gió đông bắc rất mạnh thổi qua. Chiếc tàu lượn này thậm chí có thể đạt vận tốc đến 933km/h.

Ngoại trừ không có động cơ thì chiếc tàu lượn này vẫn có đầy đủ các bộ phận của một chiếc máy bay RC như pin, servo để điều khiển các cánh, hệ thống liên lạc vô tuyến để nhận lệnh điều khiển từ xa.

Để đạt được tốc độ kỷ lục này Lisenby đã khai thác một hình thái khí động học gọi là Dynamic Soaring. Khi gió thổi lên đỉnh đồi, nó có thể đạt tốc độ cực cao. Khối khí chuyển động nhanh vượt qua đồi sẽ ma sát với khối khí tĩnh ở bên kia đồi, tạo ra nhiễu động khí hay lớp gió cắt (shear layer).

Lợi dụng vùng không khí này, người điều khiển máy bay RC sẽ cho máy bay bay theo vòng lặp, lấy lực nâng và lực đẩy lớn theo hướng gió lên đỉnh đồi, sau đó lao xuống khối khí tĩnh, độ cao có thể gần sát mặt đất và quay trở lại khối khí chuyển động nhanh phía trên. Điều này giúp cho chiếc máy bay mô hình điều khiển từ xa bay gần như mãi mãi mà không cần đến động cơ.

Không động cơ nhưng chiếc máy bay mô hình này có thể bay đến 881km/h!
Cách bay của chim hải âu.

Trong tự nhiên, loài chim hải âu chân đen cũng khai thác sự chênh lệch tốc độ gió tạo ra bởi những con sóng để bay xa hơn và bay liên tục trong thời gian dài mà không cần đập cánh.

Ngoài Dynamic Soaring, chiếc tàu lượn của Lisenby có thể đạt được tốc độ nhanh như vậy là do được thiết kế bởi các chuyên gia khí động học đến từ Đức và được làm bằng các vật liệu thường dùng trên xe hơi thể thao.

Khi chiếc tàu lượn bay theo những vòng lặp này, nó có thể phải chịu lực G lên đến 120G. Lực G là một lực ảo dạng quán tính dùng để giải thích gia tốc tương đối của một vật khi đổi hướng hoặc thay đổi tốc độ so với khi rơi tự do.

Với lực G chỉ 9G cũng đủ để làm một người bình thường bất tỉnh do máu không thể bơm lên não vì tim bị ép chặt.

Không động cơ nhưng chiếc máy bay mô hình này có thể bay đến 881km/h!
Khi chiếc tàu lượn bay theo những vòng lặp này, nó có thể phải chịu lực G lên đến 120G.

Bạn phải có kỹ năng điều khiển điêu luyện mới có thể điều khiển được một chiếc tàu lượn bay ở vận tốc lên đến 881km/h, đặc biệt là khi không sử dụng đến các hệ thống tự động để hỗ trợ ổn định tàu lượn.

Lisenby là một người chơi tàu lượn RC chuyên nghiệp và cũng là người đi tiên phong về thiết kế tàu lượn. Anh nắm giữ nhiều kỷ lục thế giới về tàu lượn RC.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 7 động vật lai ít gặp, rất khó tin là chúng thật sự tồn tại

Top 7 động vật lai ít gặp, rất khó tin là chúng thật sự tồn tại

Trong khi lừa là động vật lai thường gặp, những loài khác ít phổ biến hơn và khó tin là chúng thật sự tồn tại.

Đăng ngày: 20/10/2022
Lần đầu tiên ghi hình linh miêu Canada đen

Lần đầu tiên ghi hình linh miêu Canada đen

Nhà nghiên cứu bắt gặp linh miêu Canada với bộ lông khác thường do nhiễm hắc tố ở khu vực dân cư thưa thớt.

Đăng ngày: 20/10/2022
Loài chim biển sống sót nhờ bay thẳng vào cơn bão

Loài chim biển sống sót nhờ bay thẳng vào cơn bão

Hải âu mặt trắng (Calonectris leucomelas) làm tổ trên những hòn đảo ngoài khơi Nhật Bản đôi khi lao thẳng vào cơn bão di chuyển ngang qua đảo.

Đăng ngày: 19/10/2022
Nữ cần thủ bắt được cá hồi vân khổng lồ

Nữ cần thủ bắt được cá hồi vân khổng lồ

Cần thủ Hailey Thomas đã lập kỷ lục khi câu được con cá hồi vân khổng lồ dài gần 1m tại Henrys Lake, miền Đông bang Idaho, Mỹ.

Đăng ngày: 19/10/2022
Làm thế nào mà động vật ngủ đông biết khi nào chúng cần thức dậy?

Làm thế nào mà động vật ngủ đông biết khi nào chúng cần thức dậy?

Cơ chế ngủ đông ở các loài động vật là điều khiến các nhà khoa học luôn cảm thấy tò mò và theo đó họ đã nghiên cứu rất nhiều về khía cạnh này.

Đăng ngày: 18/10/2022
Loài nhện đi săn bằng cách

Loài nhện đi săn bằng cách "nhảy múa" xung quanh con mồi

Chiến thuật đi săn đầy chủ động giúp loài nhện ăn kiến ở Úc có thể hạ gục được những con côn trùng lớn gấp đôi kích thước của nó.

Đăng ngày: 17/10/2022
Có nên cho mèo uống sữa bò?

Có nên cho mèo uống sữa bò?

Mèo thường mất khả năng dung nạp lactose khi già đi nên việc bổ sung sữa bò vào chế độ ăn của chúng gây hại nhiều hơn lợi.

Đăng ngày: 17/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News