Không khí bẩn mất 3 ngày gây đột biến gene
Hít thở không khí ô nhiễm trong thời gian ngắn có thể khiến vài gene biến đổi. Tác động này làm tăng nguy cơ mắc ung thư và nhiều bệnh khác theo các nhà khoa học Italy mới công bố.
Các chuyên gia về công nghệ sinh học ứng dụng của Đại học Milan (Italy) tiến hành thu thập mẫu máu của 63 công nhân làm việc trong môi trường đầy khói bụi của một nhà máy luyện thép gần thành phố Milan. Việc lấy mẫu được thực hiện trước khi công nhân bước vào nhà máy và được lặp lại trong nhiều ngày sau đó.
Sau khi phân tích ADN trong mẫu máu, các nhà khoa học nhận thấy 4 gene của những người tham gia cuộc nghiên cứu đã thay đổi. Điều đáng chú ý là vài công nhân mới vào nhà máy được 3 ngày, song cũng không tránh khỏi tác động tương tự như những người đã làm việc lâu năm. Phát hiện cho thấy các nhân tố có hại trong môi trường cần rất ít thời gian để gây nên hiện tượng "lập trình lại" ở gene - một trong những nguyên nhân khiến nguy cơ mắc bệnh gia tăng.
Tiến sĩ Andrea Baccarelli của Đại học Milan, cho rằng tác động tương tự cũng xảy ra ở những người sống tại các thành phố có bầu không khí ô nhiễm. Song do nồng độ hạt siêu nhỏ trong không khí tại đô thị thấp hơn hàng chục lần so với nhà máy luyện thép nên sự biến đổi gene diễn ra trong nhiều tháng hoặc năm.
Hạt siêu nhỏ trong khí quyển gồm phân tử kim loại, bụi và muội than. Chúng có thể chui sâu vào phổi. Sự phơi nhiễm với hạt siêu nhỏ có thể gây nên các bệnh ở đường hô hấp, các bệnh liên quan tới tim và ung thư phổi. Cho tới nay các nhà khoa học mới chỉ biết rất ít về cơ chế gây bệnh của hạt siêu nhỏ.
Theo Baccarelli, các gene trong cơ thể người được sắp xếp thành các nhóm khác nhau trong một quá trình có tên “methylation”. Khi hạt vi mô lọt vào cơ thể, chúng làm kìm hãm quá trình sắp xếp gene khiến số lượng nhóm gene giảm. Do gene sản xuất protein nên lượng protein (rất quan trọng đối với ADN và cơ thể) cũng giảm theo. Các nhà khoa học phát hiện tình trạng suy giảm nhóm gene ở các bệnh nhân mắc ung thư phổi.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết
Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.
