Không ngờ có một ngày Bắc Cực còn ấm hơn nhiều nước tại châu Âu

Bắc Cực - một nơi băng giá bao phủ quanh năm giờ đây đang phải hứng chịu nhiều đợt không khí nóng, khiến nhiệt độ tăng lên quá 0 độ C.

Nếu đang ở châu Âu, bạn có thể đang phải chịu những đợt gió cắt lạnh đến thấu xương, vì nhiệt độ tại nhiều quốc gia đang ở dưới 0°C. Tuy nhiên chính ở thời điểm này tại Bắc Cực, mọi chuyện đang diễn ra theo chiều hướng ngược hẳn.

Theo số liệu từ trạm khí tượng Cape Morris Jesup thuộc điểm cực Bắc đảo Greenland, nơi này đã trải qua hơn 1 ngày nhiệt độ lớn hơn 0. Nhiệt độ trung bình tại đây đang cao hơn mức bình thường tới 25°C. Trong khi ở thời điểm này trước kia, nó thường rơi vào khoảng -30°C.

*Lưu ý: ấm hơn mức bình thường, chứ không phải nhiệt độ tại đây là 25°C.

Không ngờ có một ngày Bắc Cực còn ấm hơn nhiều nước tại châu Âu
Lượng băng đá tại Bắc Cực đang giảm sút thảm hại.

Sự kiện này đã khiến cho biển Bering (khu vực biển Bắc Thái Bình Dương) đang phải chứng kiến lượng băng thấp kỷ lục kể từ khi số liệu được theo dõi năm 1979. Sóng biển xuất hiện, băng đá vỡ ra ở các cực phía Tây Alaska, trong thời điểm đáng ra tất cả phải bị đóng băng hoàn toàn.

"Một hiện tượng chưa từng có" - Brain Brettschneider, một chuyên gia môi trường tại ĐH Alaska Fairbanks cho biết. "Lượng băng đá tại đây đang thấp hơn bất kỳ giai đoạn nào trong quá khứ, kể từ khi thời đại vệ tinh ra đời".

Nói cách khác, đây là một kết quả đáng lo ngại. Theo tờ Mashable, tỷ lệ băng đá như vậy thậm chí còn là thấp nhất trong vòng 1.500 năm trở lại đây, dựa trên kết quả xét nghiệm các lớp băng vĩnh cửu tại đây.

Không ngờ có một ngày Bắc Cực còn ấm hơn nhiều nước tại châu Âu
Ở nhiều thời điểm, nhiệt độ châu Âu còn thấp hơn khu vực Bắc Cực.

Quay trở lại với trạm khí tượng tại Cape Moris Jesup. Đây là một mũi đất chỉ cách Bắc Cực khoảng 640km. Trước kia, chỉ có đúng 2 lần trạm này ghi nhận nhiệt độ trên 0, đó là vào tháng 2/2011 và năm 2017.

Thế nhưng chỉ riêng tháng 2/2018, trạm đã phải chứng kiến hiện tượng này xảy ra tới 5 lần.

Trong khi đó tại châu Âu, rất nhiều quốc gia đang chịu đựng những đợt gió rét kèm lốc xoáy, khiến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ trung bình khoảng 19°C. Ở nhiều thời điểm, nhiệt độ châu Âu còn thấp hơn khu vực Bắc Cực.

Theo tờ Washington Post, lần gần nhất Bắc Cực chạm đến điểm băng giá tan chảy vào mùa đông là thời điểm tháng 12/2016. Và giờ đây, các chuyên gia đang lo ngại rằng những sự kiện băng tan như thế này sẽ xảy ra thường xuyên hơn, vì tác động của không khí nóng từ các vùng xung quanh ngày càng trở nên phổ biến.

Không ngờ có một ngày Bắc Cực còn ấm hơn nhiều nước tại châu Âu
Mực băng giá tại biển Bering trong nhiều năm. Đường đỏ là giai đoạn 2017 - 2018 - đang ở mức rất thấp.

Tất nhiên, hiện tượng này sẽ gây ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Một Bắc Cực ấm áp, có nghĩa rằng mực nước biển sẽ tăng lên, kéo theo khí hậu biến đổi trên quy mô toàn cầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Những thành phố lớn có nguy cơ cạn kiệt nước trên thế giới

Những thành phố lớn có nguy cơ cạn kiệt nước trên thế giới

Sao Paulo, Bangalore, Bắc Kinh nằm trong số những thành phố gặp nhiều khó khăn trong đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch do vấn đề ô nhiễm.

Đăng ngày: 19/02/2018
Hồ rộng hàng trăm hecta ở Ấn Độ bốc cháy hơn 30 tiếng

Hồ rộng hàng trăm hecta ở Ấn Độ bốc cháy hơn 30 tiếng

Một hồ nước rộng lớn của Ấn Độ nhiều lần bắt lửa và bốc khói nghi ngút do chứa nhiều chất gây ô nhiễm dễ cháy.

Đăng ngày: 19/02/2018
Động đất 7,2 độ rung chuyển thủ đô Mexico

Động đất 7,2 độ rung chuyển thủ đô Mexico

Một trận động đất mạnh làm kích hoạt hệ thống báo động ở thành phố Mexico City và khiến các toà nhà rung lắc.

Đăng ngày: 17/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News