Không phải hoàng hôn, bình minh nào cũng đỏ rực đâu, mọi chuyện đều có lý do

Đúng là bầu trời khi bình minh và hoàng hôn sẽ trở nên huyền ảo với tông đỏ cam chủ chốt, nhưng không phải lúc nào cũng đỏ rực lên được.

Chẳng phải tự nhiên mà đôi lúc con người ta lại muốn dậy sớm đón bình minh, hoặc tìm một khoảng trời quang đãng bình yên nào đó ngắm nhìn Mặt trời lặn xuống. Âu cũng vì thời khắc đó thật huy hoàng, rực rỡ một sắc đỏ lãng mạn, trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho giới nghệ thuật thoả mình sáng tạo.

Nhưng tại sao chỉ khi hoàng hôn với bình minh, bầu trời mới có màu sắc đó? Trong khi cả một ngày trời, ông (Mặt trời) thiêu đốt chúng tôi bằng những tia nắng chói chang khiến chẳng ai muốn ra đường?


Tại sao không mãi đẹp như thế này?

Động thái "vừa đấm vừa xoa" của ông Mặt trời đã tồn tại từ rất lâu rồi, còn khoa học ngày nay cũng đã có lời giải cho nó.

Vì sao bầu trời biến thành màu đỏ rực khi bình minh và hoàng hôn?

Bình minh và hoàng hôn là hai thời điểm Mặt trời nằm thấp hơn đường chân trời. Hay nói cách khác, lúc này ánh sáng từ quả cầu lửa ấy sẽ phải vượt qua nhiều lớp khí quyển hơn mới có thể chạm đến chúng ta.

Khi vượt qua bầu khí quyển, ánh Mặt trời (vốn có màu trắng) sẽ bị tán xạ, do các khí và các phân tử bụi, khói... có trong đó. Vào các thời gian khác trong ngày, nó sẽ chuyển thành màu xanh - đó là lý do vì sao chúng ta nói "bầu trời trong xanh".

Nhưng đi qua càng lâu, mức tán xạ càng lớn, và các sóng ánh sáng xanh sẽ bị tán xạ nhiều nhất. Thế nên ánh sáng chạm đến mắt chúng ta khi hoàng hôn và bình minh sẽ có màu đỏ và vàng nhiều hơn.

Ngoài ra, vào những ngày thời tiết khô, các phân tử khói bụi trong không khí cũng nhiều hơn. Trong những ngày thời tiết như vậy, bạn sẽ thấy sắc đỏ ở 2 thời khắc này tuyệt vời hơn bình thường.

Nhưng không phải hoàng hôn, bình minh nào cũng đỏ rực

Một trong những yếu tố biến hoàng hôn và bình minh thành hai thời khắc đáng ao ước được chiêm ngưỡng, đó là mây.

Trong một ngày nhiều mây, ánh sáng có rất nhiều đợt phản xạ liên tục giữa các đám mây, và nó biến cả bầu trời trở thành màu đỏ rực như máu. Ngược lại, hoàng hôn hoặc bình minh khi ít mây thì vẫn sẽ đỏ, nhưng pha vàng nhiều hơn.


Trời nhiều mây có thể tạo ra một thời điểm hoàng hôn huy hoàng như thế này.

Khi thấy bình minh có màu đỏ rực, nhiều khả năng các khu vực phía Đông sẽ không có mây, và thời tiết cũng nắng đẹp. Bởi vì để được như vậy, các tầng mây cao đã được đẩy về phía Tây rồi.

Còn với hoàng hôn đỏ rực, thì các khoảng trời về phía Tây sẽ đẹp hơn, vì mây đang được đẩy về phía Đông.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip

Hoa Tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì

Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

Đăng ngày: 21/04/2025
12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)

Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Đăng ngày: 20/04/2025
Bộ lạc cho phụ nữ

Bộ lạc cho phụ nữ "quan hệ" thoải mái trước khi lấy chồng

Trong nhiều thế kỷ qua, bộ lạc du mục Tuareg đã đi khắp sa mạc Sahara, sống rải rác từ Libya cho đến Algeria, Niger và Mali của châu Phi, theo trang Every Culture.

Đăng ngày: 20/04/2025
Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới

Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới

Mặc dù sống giữa núi thẳm rừng sâu, nhưng tộc người đặc biệt này khiến thế giới phải kinh ngạc khi họ có thể biết được mọi chuyện đã và đang diễn ra trên khắp Trái đất.

Đăng ngày: 19/04/2025
Thủ phạm gây ra ảo ảnh trên sa mạc

Thủ phạm gây ra ảo ảnh trên sa mạc

Hiện tượng phản xạ toàn phần là nguyên nhân gây ra ảo ảnh nhìn thấy nước ở sa mạc hoặc trên mặt đường vào ngày nắng nóng.

Đăng ngày: 19/04/2025
Thị trấn

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm

Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News