Không quân đội nào đánh bại quân đội Mỹ xét về high-tech
Quân đội Mỹ nổi tiếng với sở hữu vũ khí và hệ thống vũ khi tiên tiến có sức mạnh gấp bội so với đối thủ.
Quân đội Hoa Kỳ đã được trang bị một loạt vũ khí ấn tượng. Nhưng khi chuẩn bị cho các cuộc xung đột tiềm tàng chống lại quân đội công nghệ cao của Nga và Trung Quốc, quân đội đang nghiên cứu một loạt hệ thống vũ khí mới từ xe tăng đến tên lửa.
Kết quả sẽ là sự biến mất dần của các loại vũ khí quen thuộc ra đời trong Chiến tranh lạnh - xe tăng Abrams và trực thăng Apache - biểu tượng cho kho vũ khí của Mỹ. Thay thế sẽ là một thế hệ vũ khí mới.
Quân đội Hoa Kỳ đã được trang bị một loạt vũ khí ấn tượng.
Dưới đây là 5 loạt vũ khí công nghệ cao của Mỹ mà chúng ta có thể sẽ thấy trong những năm tới:
1. Xe chiến đấu thế hệ mới
Kể từ những năm 1980, xương sống của lực lượng thiết giáp Lục quân là xe tăng M-1 Abrams và xe chiến đấu bộ binh M-2 Bradley. Cả hai thiết kế đều đã được nâng cấp và hiện đại hóa trong những năm qua - chiếc M1A2 mới nhất có cảm biến và thiết bị điện tử tốt hơn nhiều so với chiếc M1 của những năm 1980 - nhưng về cơ bản đây là những thiết kế đã 40 năm tuổi nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công bằng xe tăng của Liên Xô qua Fulda Gap - một khu vực giữa biên giới Hesse-Thuringian và Frankfurt am Main (Đức).
Chương trình Xe chiến đấu thế hệ tiếp theo của Lục quân nhằm tạo ra một đội xe thiết giáp thế kỷ 21, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực mới, xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành và thậm chí cả xe tăng robot. Ngành công nghiệp quốc phòng đang giới thiệu một số thiết kế, chẳng hạn như tàu sân bay bộ binh CV90 do BAE của Thụy Điển thiết kế. Nhưng bất kỳ phương tiện nào được chọn sẽ phản ánh những thay đổi to lớn về công nghệ trong bốn thập kỷ qua: hệ thống bảo vệ ngăn chặn tên lửa chống tăng, mạng lưới chiến thuật và thậm chí cả máy bay không người lái là một phần không thể thiếu trong hệ thống của các xe chiến đấu. Và để có một thiết kế thực sự mang tính tương lai, hãy xem chương trình Ground X-Vehicle Technologies của DARPA và concept một chiếc xe tăng trông giống như một con bọ cồn cát.
2. Hệ thống phòng không tầm ngắn cơ động (MSHORAD)
Dưới sự bảo vệ của Không quân Hoa Kỳ và đối mặt với những đối thủ công nghệ thấp như Taliban, hệ thống phòng không chiến thuật của Lục quân Mỹ đã mất hiệu lực kể từ Chiến tranh Lạnh. Nhưng với sự gia tăng của các máy bay không người lái, cùng với mối đe dọa từ các máy bay và trực thăng công nghệ cao của Nga và Trung Quốc, bầu trời đầy rẫy mối đe dọa với quân đội Mỹ. Để đối phó, hiện Lục quân đang lựa chọn giải pháp chốt chặn gắn tên lửa phòng không Stinger trên xe bọc thép hạng nhẹ Stryker. Nhưng về lâu dài họ có kế hoạch lắp vũ khí năng lượng định hướng - laser - trên Stryker, có thể tấn công mục tiêu nhanh hơn tên lửa và không hết đạn (ngoại trừ điện).
3. Xe tăng robot
Đây từng là thứ của khoa học viễn tưởng. Nhưng thực tế là quân đội Hoa Kỳ có một chương trình mang tên Optionally Manned Fighting Vehicle (tạm dịch Phương tiện chiến đấu có người lái tùy chọn) đã chứng minh sự phát triển của cỗ máy này. Lục quân đã có một phương tiện thử nghiệm robot: một xe chở quân bọc thép M113 được vũ trang, điều khiển từ xa và đang đẩy mạnh nghiên cứu những chiếc xe tải tự hành có thể vận chuyển vật tư mà không cần người lái.
4. Máy bay trực thăng lên thẳng Future Vertical Lift
Cũng như các xe tăng M1 thời Chiến tranh Lạnh đang được thay thế, các máy bay trực thăng Apache và Blackhawk trong lực lượng hàng không Lục quân cũng vậy. Chương trình Future Vertical Lift nhằm phát triển một dòng máy bay trực thăng mới, bao gồm cả máy tấn công / trinh sát.
5. Pháo tầm xa và tên lửa siêu thanh
Đã quen với sự yểm trợ dồi dào từ Không quân, lực lượng pháo binh của Lục quân đã tụt hậu so với Nga, nước đang trang bị một số loại pháo mới. Nhưng thay vì súng lớn có thể bắn xa đến 32km như pháo tự hành M109A6 Paladin155-mm, quân đội đang nói về pháo có thể phóng một viên đạn bay xa một ngàn km. Dù phạm vi chính xác sẽ như thế nào, khả năng cao quân đội Mỹ sẽ được triển khai pháo binh có thể đạt khoảng cách hàng trăm km, tức mở rộng vùng nguy hiểm cho quân địch.