Không quan tài, không than khóc, bỏ trong rừng... Đây là cách mai táng người chết không ở đâu có!
Vào đầu đời Liêu, người Khiết Đan tuân theo tục cổ, mang thi thể vào một khoảng rừng trên sườn núi, 3 năm sau người nhà tụ tập ở nơi đặt thi thể để làm lễ hỏa thiêu.
Những điều khác biệt
Than khóc trước thi thể với người Khiết Đan là biểu hiện của sự yếu đuối, do vậy người Hán phê bình quan niệm này của người Khiết Đan là không trọn đạo hiếu. Tuy nhiên người Khiết Đan không thuộc tầng lớp quý tộc sẽ mai táng với ít nghi lễ đặc biệt hơn, gần gũi với bình dân người Hán hơn.
Sau khi nước Liêu thanh lập năm 907, người Khiết Đan sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để mai táng thi thể. Theo một ghi chép sau năm 1055 cho biết thi thể sẽ được treo lên, dùng thân cây lúa mạch chọc một số chỗ trên da để chất lỏng trong thi thể thoát ra hết.
Đến khi thi thể co và khô lại thì trang trí đồ tùy táng rồi đưa vào mộ. Một phương pháp nữa được ghi nhận là dùng dao mổ bụng, loại bỏ nội tạng, đưa vào hương liệu, muối và phèn chua rồi dùng chỉ ngũ sắc khâu lại. Cách này giúp thi thể được bảo quản lâu dài hơn nên được sử dụng kể cả sau khi nước Liêu diệt vong.
Thi thể sau khi được xử lý sẽ được mặc trang phục phù hợp với chức quan và địa vị xã hội. Phần mặt sẽ được đeo một mặt nạ vàng, bạc hoặc đồng được chế tác theo ngoại hình thật của chủ nhân. Đồng thời toàn bộ thi thể cũng sẽ được mặc thêm lớp áo lưới đan bằng sợi vàng, bạc hoặc kim loại khác. Tập tục này có thể xuất phát từ "áo ngọc sợi vàng" của người Hán hoặc được truyền từ thảo nguyên Trung Á.
Phương pháp xử lý của người Khiết Đan có mục đích là thu nhỏ kích cỡ di thể. (Ảnh minh họa).
Đối với đa số người Trung Quốc lúc bấy giờ, tập tục mai táng của người Khiết Đan có phần phản cảm. Người Hán quan niệm sự tôn trọng là không để thi thể chịu tác động gây tổn hại. Trong khi đó phương pháp xử lý của người Khiết Đan có mục đích là thu nhỏ kích cỡ di thể. Những tập tục của người Khiết Đan nêu trên có thể bắt gặp ở nhiều nơi trên thế giới mà xa nhất là ở Trung Âu. Phải đến thế kỷ 18 việc mai táng di thể hoàn chỉnh mới phổ biến ở Trung Âu.
Cùng thời với nhà Liêu, 7 hoàng đế, 22 hoàng hậu cùng hơn 1000 thành viên hoàng tộc Bắc Tống được mai táng tập trung ở vùng núi Củng Huyện nằm giữa Lạc Dương và Khai Phong, hòan toàn không có người tuẫn táng.
Trong khi đó, lăng mộ của 8 vị vua Liêu phân bố rải rác trên các sườn núi ở bốn nơi khác nhau. Vua sáng lập triều đại – Gia Luật A Bảo Cơ mất năm 926, một năm sau an táng, đồng thời có khoảng vài trăm vị quan lại trong triều bị giết để "đi theo" hoàng đế.
Về sau người Khiết Đan giảm dần tục tuẫn táng nhưng chưa bao giờ chấm dứt hoàn toàn. Vào thế kỷ 14, theo phong tục người Mông Cổ lưu lại, trong tang lễ của Minh Thái Tổ, tục tuẫn táng lại được khôi phục.
Kết cấu ngôi mộ
Một điều khác biệt nữa của người Khiết Đan là ở kết cấu ngôi mộ. Lăng mộ nước Liêu tiếp thu phong cách lăng mộ Hán – Đường đông thời phát triển dạng thức mới. Các gia tộc Gia Luật, Tiêu và quý tộc người Hán trung thành với Liêu có lăng mộ với mái vòm tròn.
Hình dạng này tạo ấn tượng sâu sắc, mục đích là bảo lưu địa vị xã hội của chủ nhân ngôi mộ. Kết cấu của những ngôi mộ vòm này đều là đối xứng hai bên trục. Một đoạn dốc dẫn đến gian trước rồi từ đó dẫn đến gian mộ trong. Hai bên gian trước là hai gian chái. Thông thường các gian trong lăng mộ có hình thức giống nhau (tròn, vuông, lục giác, bát giác…).
Gian mộ trong thường dùng các chi tiết bằng gỗ hoặc đá để trang trí, khiến kết cấu trở nên giống một căn nhà và có tác dụng như quan tài.
Có một số kết cấu của người Khiết Đan khá độc đáo, trong đó có một dạng giống chiếc lều bằng gỗ, không có cửa, thường được dựng theo kiểu tháp gỗ, trên đỉnh đặt mái vòm. Thi thể sau khi xử lý được đặt vào gian mộ kín. Việc mai táng thường không sử dụng quan tài mà đặt vào trong lồng gỗ, lồng gỗ được đặt trên bệ hoặc giá đỡ.
Bên trong huyệt mộ. (Ảnh: KKNews).
Lều gỗ sớm nhất được xác định hiện nay là ngôi mộ thế kỷ 10 của phò mã Tiêu Khuất Liệt. Các hầm mộ về sau được phát hiện chủ yếu có hình bát giác, nhưng nổi tiếng nhất lại là ngôi mộ hình tròn thế kỷ 11 của Trần Quốc Công Chúa (1001 – 1018) và phò mã Tiêu Thiệu Củ.
Thi thể phò mã và công chúa khoác áo lưới bạc, mặt đeo mặt nạ vàng. Trang trí bên trong mộ đã đạt đến trinh độ cao nhất của kiến trúc lăng mộ quý tộc Trung Quốc. thanh tựu này không chỉ vô cùng thần bí mà còn khiến con người có ấn tượng sâu sắc.
Như ghi chép từ sách "Đại Kim Quốc Chí" cho biết, người Nữ Chân của nhà Kim (nối tiếp nhà Liêu, ND) cũng bền bỉ duy trì tập tục mai táng của họ. Khi một người Nữ Chân mắc bệnh và đã hấp hối, Vu Sư (thầy phù thủy) Shaman sẽ hiến tế một con lợn và chó, sau đó đặt người bệnh lên một xe ngựa, xe ngựa sẽ đi về hướng núi cao vực sâu.
Người nhà tranh xa người bệnh cho tới khi người bệnh qua đời. Sau đó người nhà dùng dao tự rạch một vết trên trán làm cho máu và nước mắt chảy cùng nhau. Phong tục này được gọi là "Tống Huyết Lệ". Sau đó thi thể được mai táng vào mộ mà không dùng quan tài. Dù cho sau này phong tục người Nữ Chân có nhiều biến đổi nhưng thông thường họ vẫn sẽ hỏa thiêu thi thể hoặc mai táng trong huyệt mộ đơn giản, dùng đá tảng đắp lên.
Hiến tế. (Ảnh: KKNews).
Người Hán thời Kim vẫn tiếp tục bảo lưu phong cách mộ Tống, dựng hầm mộ có bộ xà dưới đỉnh vòm. Đa số mộ người Hán chưa đạt được mức độ hùng vĩ, chặt chẽ, phức tạp của quý tộc nhà Liêu nhưng trang trí bên trong với tranh vẽ hoa lá và sự tích Nho Giáo đã đạt đến trình độ cao là không thể chối cãi.