Không tiêm vắc xin đúng lịch, trẻ dễ mắc bệnh nguy hiểm

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận một số ca mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ho gà, sởi, rubella... Phần lớn trẻ mắc bệnh chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ.

>>> Lịch tiêm chủng quốc gia mà các bậc cha mẹ PHẢI biết

Chăm cô con gái 2 tuổi đang nằm điều trị tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, chị Phạm Thị Quế 35 tuổi (Uông Bí, Quảng Ninh) không khỏi bất ngờ khi biết con mình bị bệnh ho gà. Mới đầu thấy cháu có biểu hiện ho nhẹ, sau đó ngày càng tăng, chị đưa con đi khám ở gần nhà thì được chẩn đoán bị viêm phế quản. Điều trị đến 10 ngày không đỡ, chị cho con vào Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ninh. 3 ngày sau bệnh vẫn không thuyên giảm, các bác sĩ nghi ngờ trẻ bị ho gà.

Hoang mang, vợ chồng chị vội vàng xin cho con chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc ho gà. Theo lời chị Quế, dù đã 2 tuổi nhưng bé nhà chị mới chỉ tiêm được một mũi vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, Hib và viêm gan siêu vi. Sau đó vì lý do hay ốm nên trẻ chưa đươc tiêm thêm mũi nào nữa.

Không tiêm vắc xin đúng lịch, trẻ dễ mắc bệnh nguy hiểm
Trẻ mắc ho gà đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh:N.Phương)

Nằm kế bên giường con chị Quế, bé nhà chị Vũ Thị Thúy, 24 tuổi, ở Quảng Ninh mới 2 tháng tuổi cũng đã mắc ho gà. Trước đó chỉ thấy con ho bình thường nên chị đưa vào bệnh viện gần nhà khám và được chẩn đoán bị viêm thanh quản. Sau đó trẻ ho nặng hơn, bác sĩ nghi ngờ bị ho gà nên gia đình chị vội vàng đưa con lên thẳng Bệnh viện Nhi Trung ương.

Kết quả giám sát của Văn phòng tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc cho thấy, hơn một tháng qua, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận và điều trị 48 bệnh nhi ho gà, tăng 26 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Theo tiến sỹ Phạm Quang Thái, Văn phòng tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc, bệnh ho gà có xu hướng tăng nhẹ. Hiện người dân hay tìm đến các loại vắc xin dịch vụ, vô hình chung kéo dài thời gian trẻ không được bảo vệ. Chính những trẻ không được bảo vệ này vô tình trở thành cầu nối mang bệnh đến cho những trẻ bé hơn. Điều này lý giải vì sao có những trẻ 2 tháng tuổi trở xuống đã bị nhiễm.

Bên cạnh đó Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận 91 bệnh nhân sởi, tăng 51 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Theo tiến sĩ Thái, khoảng 61% số trẻ mắc sởi và hầu hết số trẻ mắc ho gà chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc chưa được tiêm vì đang đợi tiêm vắc xin dịch vụ 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 có thành phần ho gà - các vắc xin này rất thiếu.

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận một số ca mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ho gà, sởi, rubella... Đặc biệt có nhiều trẻ mắc bệnh sớm như bệnh ho gà ở trẻ 2-3 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ 9-12 tháng tuổi. Đây là độ tuổi trẻ cần được đưa đi tiêm phòng theo lịch đầy đủ nhưng chưa được tiêm chủng.

Nguyên nhân một phần vì các bà mẹ không nắm được trẻ sau khi sinh cần được tiêm những vắc xin gì và lịch tiêm chủng như thế nào, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi. Ngoài ra, một số lại có tâm lý chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ mà không đưa trẻ đi tiêm chủng theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhiều bà mẹ lại do sợ phản ứng sau tiêm chủng, sợ con ốm.

Nước ta đang là mùa đông-xuân, điều kiện môi trường rất thuận lợi cho các vi khuẩn, virus phát triển và lây lan, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ em nhất là các bệnh cúm, sởi, rubella, ho gà, tiêu chảy... Để phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ khi sinh con cần phải biết các bệnh được dự phòng hiệu quả bằng vắc xin, cũng như lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt đối với trẻ dưới một tuổi.

Lịch tiêm chủng của trẻ:

Không tiêm vắc xin đúng lịch, trẻ dễ mắc bệnh nguy hiểm

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News