Khu mộ cổ kỳ lạ với những tượng đá cao gần 10m ở Thổ Nhĩ Kỳ
Khu khảo cổ núi Nemrut là điểm đến nổi tiếng bậc nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Ngọn núi với hàng loạt bức tượng gãy đổ, nằm rải rác khắp nơi tạo cảm giác huyền bí thu hút du khách.
Nằm ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, núi Nemrut có độ cao hơn 2.100m so với mực nước biển đang là một trong những điểm đến được du khách yêu thích. Trên đỉnh núi là các pho tượng khổng lồ, có chiều cao gần 10m kỳ bí, ma mị. Khu vực này được phát hiện bởi một kỹ sư người Đức vào năm 1881. Đến năm 1987, khu khảo cổ ở núi Nemrut nổi tiếng được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Ngôi đền cũng đồng thời là lăng mộ cổ Nemrut Dag.
Nhiều người tin rằng nơi đây cất giấu những bí mật của cả một nền văn hóa cổ xưa. Hàng năm, điểm đến thu hút khách lượng khách du lịch khổng lồ. Người thích khám phá, ưa mạo hiểm sẵn sàng leo lên bậc thang quanh co, uốn lượn và đi bộ quãng đường dài để chiêm ngưỡng tuyệt tác.
Ngôi đền cũng đồng thời là lăng mộ cổ Nemrut Dag được cho là xây dựng bởi nhà vua Hy Lạp Antiochos. Ông trị vì trong giai đoạn năm 69-34 TCN. Vị vua chọn núi cao làm nơi chôn cất chính mình với mong muốn đứng chung hàng ngũ cùng các vị thần. Khu lăng mộ được tạo nên từ nhiều khối đá rời rạc chất chồng lên cao. Pho tượng sư tử, đại bàng bảo vệ lăng mộ, các vị thần và tượng của chính nhà vua.
Những bức tượng không còn nguyên vẹn, phần đầu rơi xuống dưới đất mang theo vẻ kỳ bí. Hình ảnh nơi đây thường xuất hiện trên bưu thiếp, quảng cáo du lịch Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều du khách thích thú check-in tại điểm đến thú vị này.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
