Khu nghĩa địa lớn nhất thế giới tồn tại hơn 1.400 năm
Wadi us-Salaam “Thung lũng yên bình”, là khu nghĩa địa Hồi giáo ở phố thánh Najaf, Iraq, với diện tích rộng hơn 6 km2, đây cũng được xem là khu nghĩa địa lớn nhất trên thế giới.
- Nghĩa địa "ngoài hành tinh" giữa lòng sa mạc châu Phi
- Nghĩa địa kỳ bí trên vách núi cao trăm mét
Khám phá khu nghĩa địa lớn nhất thế giới tồn tại hơn 1.400 năm
Najaf là một trong những thành phố lớn nhất của Iraq với dân số lên đến 600.000 người. Khu nghĩa địa Wadi Al-Salam ở thành phố Najaf là khu nghĩa địa đã tồn tại hơn 1.400 năm, cũng là nơi có niên đại lâu đời nhất thế giới
Wadi Al-Salam đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của dòng Hồi giáo Shiites. Được cho là nơi an nghỉ cuối cùng của những linh hồn đàn ông và phụ nữ chung thủy. Nhiều nhà tiên tri, hoàng tử và vua của các nước Hồi giáo cũng được chôn cất tại khu nghĩa địa này, trong đó có các nhà tiên tri Hud, Saleh và Ayatullah Sayyid Muhammad Baqir al-Sadr cũng như hoàng tử Ali Ibn Abi Talib.
Wadi Al-Salam gồm nhiều ngôi mộ được xây dựng bằng vữa và gạch nung, có chiều cao khác nhau và mỗi ngôi mộ được xây theo một kiểu cách khác nhau.
Ngoài ra còn có nhiều hầm mộ được xây chìm dưới lòng đất, khi muốn xuống hầm phải đi bằng thang. Những ngôi mộ được xây từ những năm 1930 đến 1940 có kiến trúc riêng biệt, với chiều cao khoảng hơn 3m, có đỉnh chóp tròn.
Trong cuộc chiến Iraq năm 2003, các chiến binh Iraq đã sử dụng khu nghĩa trang này để ẩn nấp và tiếp cận các đơn vị đồn trú của quân thù. Quân đội Mỹ không thể tiếp cận được khu vực này do có nhiều đoạn đường quanh co và nhiều hầm mộ chìm dưới lòng đất. Chỉ những tay súng địa phương quá thông thạo các con đường thường tấn công du kích rồi chạy trốn, nấp ở các ngôi mộ.
Bạo lực xảy ra Iraq kể từ năm 2003 và dẫn đến việc phải mở rộng thêm các khu nghĩa địa, ước tính khu nghĩa địa đã tăng thêm 40% diện tích. Wadi Al-Salam mở rộng dần từ năm 2004, đầu tiên là sau những vụ xung đột với quân đội Mỹ, sau đó là các cuộc chiến phe phái năm 2006 – 2007 khi dòng Hồi giáo Shiites và Sunnis tàn sát lẫn nhau. Đến năm 2008 là các trận đánh với quân đội Iraq. Tuy nhiên, những năm gần đây số người chết giảm đáng kể.