Khu rừng kỳ lạ nằm trong miệng núi lửa

Longonot là một ngọn núi lửa đã tắt tại Kenya. Ngày nay, tầng miệng núi lửa là một khu rừng rậm rạp, xanh ngắt.

Núi Longonot nằm ở phía đông nam của hồ Naivasha trong thung lũng Great Rift của Kenya, Châu Phi. Núi cao 2.776m so với mực nước biển, được cho là phun trào lần cuối vào năm 1860. Longonot chứa một miệng núi lửa rộng lớn được hình thành bởi các vụ phun trào dung nham dạng bậc thang rộng lớn cách đây khoảng 21.000 năm.

Núi Longonot được cơ quan động vật hoang dã Kenya bảo vệ như một phần của vườn quốc gia núi Longonot. Có một đường mòn dài 3,1km chạy từ lối vào công viên lên đến vành miệng núi lửa và tiếp tục theo một đường vòng dài 7,2km bao quanh miệng núi lửa.

Núi Longonot cách Nairobi 60km về phía tây bắc Kenya. Một thị trấn gần đó cũng được đặt tên là Longonot. Trạm vệ tinh mặt đất Longonot nằm ở phía nam của ngọn núi.

Khu rừng kỳ lạ nằm trong miệng núi lửa
Khu rừng nằm trong miệng núi lửa ở Kenya.

Điểm ấn tượng của khu vực này là có một rừng cây bao phủ sàn miệng núi lửa, và các lỗ thông hơi nhỏ được tìm thấy xung quanh miệng núi lửa. Ngọn núi là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã khác nhau, đặc biệt là ngựa vằn đồng bằng, hươu cao cổ, linh dương Thomson, trâu.

Đứng ở vành miệng núi lửa có thể ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp của thung lũng Great Rift và Naivasha. Miệng núi lửa có kích thước 8 x 12 km. Nơi này hiện là điểm tham quan nổi tiếng của Kenya.


Khám phá núi Longonot.

Vườn quốc gia núi Longonot là một trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất ở Kenya. Các điểm thu hút chính của công viên bao gồm núi lửa đã tắt và rừng miệng núi lửa.

Nhiều du khách nước ngoài thích tới đây để leo lên núi Longonot. Cuộc leo núi rất vất vả và bạn phải có thể lực và sức khỏe tốt để thực hiện chuyến leo núi. Cả đoạn đường đi bộ chỉ dài khoảng 8 - 9 km nhưng rất dốc. Chuyến đi khứ hồi từ cổng công viên đến đỉnh Longonot và quay lại mất khoảng 5 giờ đi bộ đường dài.

Khi vượt qua vành miệng núi lửa Longonot, du khách sẽ được thưởng ngoạn cảnh đẹp tuyệt vời của Naivasha và thung lũng Great Rift.

Thung lũng Great Rift là một phần của hệ thống sườn núi nội lục địa chạy qua Kenya từ bắc đến nam. Thung lũng có đồi Cherangani và một chuỗi núi lửa, một số núi lửa vẫn đang hoạt động. Nơi này có khí hậu ôn hòa, với nhiệt độ thường dưới 28⁰C.

Đồi Tugen ở phía tây của hồ Baringo nằm trong thung lũng chứa các hóa thạch được bảo tồn trong dòng dung nham từ 4 triệu năm trước. Di tích của tổ tiên của loài người cũng đã từng được tìm thấy ở đây.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sông lớn ở Morocco lần đầu ngừng chảy ra biển

Sông lớn ở Morocco lần đầu ngừng chảy ra biển

Biến đổi khí hậu đang làm suy yếu dòng chảy của một trong những con sông dài nhất Bắc Phi, ảnh hưởng đến cuộc sống của nông dân.

Đăng ngày: 17/11/2021
Giữa tháng 12, miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại đầu tiên

Giữa tháng 12, miền Bắc đón đợt rét đậm, rét hại đầu tiên

Theo dự báo, đợt rét đậm, rét hại của mùa đông năm nay xuất hiện ở Bắc Bộ vào khoảng giữa tháng 12/2021.

Đăng ngày: 17/11/2021
Bức tường xanh giúp châu Phi đối phó sa mạc hóa

Bức tường xanh giúp châu Phi đối phó sa mạc hóa

Các nước châu Phi đặt mục tiêu trồng cây thành bức tường dài gần 8.050 km chạy dọc toàn bộ lục địa, tạo thành hàng cản tự nhiên ngăn sa mạc Sahara mở rộng.

Đăng ngày: 15/11/2021
Khác biệt 0,5 độ C ảnh hưởng gì tới tương lai toàn cầu?

Khác biệt 0,5 độ C ảnh hưởng gì tới tương lai toàn cầu?

Nếu Trái đất ấm lên 2 độ C thay vì 1,5 độ C, con người, sinh vật hoang dã và hệ sinh thái đều hứng chịu hậu quả nặng nề.

Đăng ngày: 12/11/2021
Đại dịch tạo ra 25.900 tấn rác thải cho các đại dương

Đại dịch tạo ra 25.900 tấn rác thải cho các đại dương

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy 25.900 tấn rác thải nhựa từ đại dịch Covid-19 - tương đương hơn 2.000 chiếc xe buýt hai tầng - đã bị đổ ra các đại dương.

Đăng ngày: 10/11/2021
Bọt độc hại bao phủ dòng sông thiêng Ấn Độ

Bọt độc hại bao phủ dòng sông thiêng Ấn Độ

Sông thiêng Yamuna ở New Delhi, nơi diễn ra lễ hội Chhath Puja của người Hindu, hôm 8/11 bị bao phủ bởi những ụ bọt trắng xóa như tuyết.

Đăng ngày: 10/11/2021
Nơi dự trữ nước ngọt khổng lồ Greenland đang mất 357 tỷ tấn băng mỗi năm

Nơi dự trữ nước ngọt khổng lồ Greenland đang mất 357 tỷ tấn băng mỗi năm

Cứ đà này, Greenland, một trong những nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất hành tinh có thể sẽ biến mất trong tương lai.

Đăng ngày: 09/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News