Khủng long bạo chúa có sẵn "máy điều hòa nhiệt độ" trong đầu
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy trong hộp sọ của T-Rex có bộ phận mang chức năng giống máy lạnh.
Theo Science Daily, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Missouri, Ohio và Florida xác định khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex (T-Rex) có bộ phận đóng vai trò như máy điều hòa trong đầu.
Các nhà khoa học trước đây tin rằng hai lỗ lớn trên hộp sọ của T-Rex chứa các cơ hỗ trợ chuyển động hàm. Tuy nhiên, giáo sư Casey Holliday thuộc Trường Dược MU khẳng định quan điểm trên không chính xác.
“Thật kì lạ khi một cơ bắp mọc ra từ hàm, xoay 90 độ và đi dọc theo vòm sọ… Chúng tôi hiện có nhiều bằng chứng khẳng định có cách mạch máu trong khu vực này, dựa trên những nghiên cứu từ loài cá sấu cũng như các loại bò sát khác”, Holliday nhận định.
Nhóm giáo sư này đã sử dụng camera chụp ảnh nhiệt để kiểm tra các mẫu thử nghiệm tại trang trại cá sấu St. Augustine ở Florida. Những bằng chứng mới giúp họ đưa ra một lý thuyết mới về hộp sọ của T-Rex.
“Nhiệt độ cơ thể của cá sấu phụ thuộc vào môi trường của nó”, chuyên gia Kent Vliet thuộc Đại học Florida cho biết.
Hộp sọ T-Rex. (Ảnh: Sciencedaily).
Khi trời lạnh, ảnh chụp nhiệt cho thấy những điểm nóng lớn ở các lỗ trên vòm sọ của những con cá sấu đang sưởi ấm, biểu hiện cho nhiệt độ bên trong mẫu chụp đang tăng lên. Tới khi trời ấm hơn, các lỗ trên thu nhỏ lại, giống như chúng bị tắt để giữ nhiệt độ mát.
Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây, đã chứng minh cá sấu có một hệ thống tuần hoàn chéo, hoặc một bộ điều chỉnh nhiệt bên trong.
Holliday và nhóm của ông đã tận dụng những dữ liệu trên cho việc kiểm tra hóa thạch của khủng long và cá sấu để xem những lỗ hổng trong hộp sọ này thay đổi theo thời gian như thế nào.
“Giống như T-Rex, cá sấu có lỗ trên mái sọ và chúng chứa đầy các mạch máu… Trong hơn 100 năm, chúng ta đã đưa cơ bắp vào không gian tương tự với khủng long. Với các kết quả của giải phẫu và sinh lý học của động vật hiện tại, chúng ta sẽ có cách nhìn mới về cấu trúc hộp sọ của T-Rex”, Larry Witmer, giáo sư giải phẫu tại Đại học Ohio, nhận định.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
