Khủng long phát ra âm thanh thế nào?

Chúng ta có cơ hội lắng nghe âm thanh thực sự của khủng long vào thế kỷ 21.

Làm sao bạn có thể tìm ra âm thanh của một loài động vật đã tuyệt chủng? Đây là câu hỏi đã thách thức các nhà khoa học tiến hóa trong suốt hàng thế kỷ. Câu trả lời, không nằm ngoài dự đoán, là dựa trên hóa thạch của chúng.

Một dự án nghiên cứu mới đã được tiến hành để thực hiện dành cho Parasaurolophus, một loại khủng long đặc biệt với mỏ vịt, di chuyển bằng hai chân sau, cao khoảng 5 mét, có một mào lớn trên đầu.

Khủng long phát ra âm thanh thế nào?
Khủng long Parasaurolophus có thể phát ra tiếng kêu đặc biệt dựa trên bộ phận giống như cái mào trên đầu của chúng (Ảnh: Shutterstock).

Theo các nhà khảo cổ, loài khủng long này tạo ra các âm thanh dựa vào cái mào có kết cấu như bộ ống, mà họ đặt biệt danh là "linophone". Đây thực chất là một bộ phận nối liền với các khoang nằm trong hộp sọ của nó.

Bằng cách mô phỏng tiếng kêu của loài vật đã tuyệt chủng khoảng 76,5 - 73 triệu năm trước, các nhà nghiên cứu đã tạo ra mô hình vật lý dựa trên buồng cộng hưởng trong hộp sọ của loài Parasaurolophus.

Sau đó, họ kích thích nó bằng một loa nhỏ, để micrô có thể thu được dữ liệu tần số của toàn bộ hệ thống. Kết quả từ thực nghiệm cho thấy mô hình có khả năng khuếch đại dải âm tần từ 581 Hz, 827 Hz và 1056 Hz, nằm trong khoảng con người có thể nghe được.

"Thiết bị mô phỏng linophone dựa trên mô hình toán học, nhằm xác minh mô hình bằng thực nghiệm", Hongjun Lin, nhà nghiên cứu từ Đại học New York (Mỹ), cho biết.

Mô hình và nghiên cứu về đặc điểm âm thanh phát ra của loài khủng long Parasaurolophus đã được trình bày tại Cuộc họp trực tuyến lần thứ 187 của Hiệp hội Âm học Mỹ, diễn ra ngày 22/11.

Hongjun Lin chia sẻ rằng, mục tiêu cuối cùng của ông là tái tạo âm thanh của Parasaurolophus, đồng thời hy vọng dự án sẽ truyền cảm hứng cho giới khoa học để cùng giải mã bí ẩn về thế giới âm thanh của loài khủng long.

Ông cũng cho biết, tiếng loài khủng long kêu mà chúng ta được nghe trên các bộ phim điện ảnh thực ra chỉ là tiếng động được pha trộn giữa nhiều âm thanh khác nhau, như tiếng loài rùa phát ra khi chúng giao phối, âm thanh "gừ gừ" phát ra từ mèo.

Sau đó, các nhà làm phim xếp lớp chúng và thay đổi tốc độ để tạo ra những âm thanh độc đáo. Một số sản phẩm đã để lại điểm nhấn riêng, điển hình như tiếng gầm của loài khủng long bạo chúa Tyrannosaurus.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lõi Trái đất có thể đang rò rỉ sắt

Lõi Trái đất có thể đang rò rỉ sắt

Các nhà nghiên cứu phát hiện đồng vị sắt ở lõi Trái đất có thể xâm nhập vào tầng thấp nhất của lớp phủ trong hàng tỷ năm qua.

Đăng ngày: 30/11/2024
Máy bay điện lớn nhất thế giới sắp cất cánh

Máy bay điện lớn nhất thế giới sắp cất cánh

Mẫu máy bay hoạt động bằng điện sải cánh 32m của Heart Aerospace có thể cất cánh từ đường băng ngắn và chở 30 hành khách.

Đăng ngày: 30/11/2024
Khoa học chỉ ra sự thật bất ngờ về ngôi nhà ma

Khoa học chỉ ra sự thật bất ngờ về ngôi nhà ma

Dẫu chưa thể chứng minh rằng thế lực siêu nhiên có thực sự tồn tại ở các ngôi nhà ma, song các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tác động tích cực bất ngờ tại những địa điểm này.

Đăng ngày: 29/11/2024
Bí mật mới đặc biệt trong bức tranh Mona Lisa được phát hiện

Bí mật mới đặc biệt trong bức tranh Mona Lisa được phát hiện

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một bí mật mới về cách Leonardo da Vinci vẽ kiệt tác bí ẩn của mình, Mona Lisa.

Đăng ngày: 29/11/2024
Người Inuit: Những người con của Bắc Cực và nền văn hóa lâu đời

Người Inuit: Những người con của Bắc Cực và nền văn hóa lâu đời

Người Inuit, cư dân của vùng Bắc Cực lạnh giá, không chỉ nổi tiếng với khả năng sinh tồn phi thường mà còn sở hữu một nền văn hóa độc đáo và đa dạng.

Đăng ngày: 29/11/2024
NASA vô tình phát hiện căn cứ quân sự bí mật dưới lớp băng dày tại Greenland

NASA vô tình phát hiện căn cứ quân sự bí mật dưới lớp băng dày tại Greenland

Trong chuyến bay gần đây qua dải băng Greenland, nhà khoa học Chad Greene của NASA vô tình phát hiện một căn cứ quân sự bí mật.

Đăng ngày: 29/11/2024
Con mắt chuyển động giữa Sahara do

Con mắt chuyển động giữa Sahara do "sát thủ vũ trụ" để lại

Một kẻ tấn công từ vũ trụ từng lao mình xuống Sahara 345 triệu năm trước, hủy diệt hoàn toàn vùng đất rộng bằng một thành phố.

Đăng ngày: 28/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News