Kinh ngạc trước loại mỳ ống siêu nhỏ, chỉ bằng 1/200 sợi tóc người

Một nhóm các nhà khoa học người Anh đã tạo ra loại mỳ spaghetti mỏng nhất thế giới, mỏng hơn sợi tóc của con người khoảng 200 lần và thậm chí còn hẹp hơn một số bước sóng ánh sáng.

Các các nhà khoa học tại Đại học London (UCL) mới đây đã tạo ra “nanopasta” - một loại mỳ spaghetti siêu nhỏ bằng một kỹ thuật được gọi là kéo sợi điện, trong đó các sợi bột và chất lỏng được kéo qua lỗ kim bằng một điện cực.

Kinh ngạc trước loại mỳ ống siêu nhỏ, chỉ bằng 1/200 sợi tóc người
Những sợi nanopasta dưới kính hiển vi điên tử quét. (Nguồn: UCL).

Các sợi nanopasta này có kích thước chiều ngang là 372 nanomet (một phần tỷ mét), nhỏ hơn 200 lần so với chiều rộng trung bình của một sợi tóc người và theo báo cáo từ UCL, thậm chí còn hẹp hơn một số bước sóng ánh sáng.

Tiến sỹ Adam Clancy, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Mỳ spaghetti được làm bằng cách đẩy hỗn hợp nước và bột qua các lỗ kim loại. Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp tương tự, nhưng hỗn hợp bột và nước được đẩy qua những lỗ kim siêu nhỏ bằng điện tích. Nó thực sự là mỳ spaghetti nhưng nhỏ hơn nhiều".

Nanopasta mới được tạo thành một tấm sợi nano có đường kính khoảng 2cm và có thể nhìn thấy được, nhưng mỗi sợi riêng lẻ đều quá mỏng để có thể chụp rõ bằng bất kỳ loại máy ảnh ​​hay kính hiển vi quang học nào. Chúng chỉ có quan sát được bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM).

Kinh ngạc trước loại mỳ ống siêu nhỏ, chỉ bằng 1/200 sợi tóc người
Một tấm sợi nanopasta có đường kính khoảng 2cm. (Nguồn: UCL)

Trước đây, kỷ lục về loại mỳ ống mỏng nhất thế giới được biết đến là loại mỳ su filindeu, có nghĩa là "sợi chỉ của Chúa”, được một thợ thủ công vùng Sardinia tạo ra. Các "sợi chỉ của Chúa" này có chiều rộng không tưởng là 400 micron, song chúng vẫn dày hơn 1.000 lần so với nanopasta do các nhà khoa học Anh tạo ra.

Nhóm nghiên cứu cho biết không có ý định tạo ra nanopasta để ăn vì nó sẽ bị chín "trong vòng chưa đầy 1 giây". Thực chất đây là một thí nghiệm hữu ích để tạo ra các sợi nano thân thiện với môi trường sử dụng trong chăm sóc sức khỏe.

Giáo sư Gareth Williams, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Các sợi nano, chẳng hạn như sợi làm từ tinh bột, có tiềm năng sử dụng trong băng bó vết thương vì chúng rất xốp. Ngoài ra, các sợi nano cũng đang được nghiên cứu để sử dụng làm khung đỡ nhằm tái tạo mô, bởi chúng mô phỏng ma trận ngoại bào - một mạng lưới protein và các phân tử khác mà tế bào xây dựng để tự hỗ trợ".

Theo nhóm nghiên cứu tại UCL, sợi nano thường được tạo ra bằng cách chiết xuất tinh bột từ tế bào thực vật rồi tinh chế. Tuy nhiên, quá trình này rất phức tạp, đòi hỏi nhiều năng lượng và nước.

Phương pháp tạo ra các sợi nano trực tiếp từ thành phần giàu tinh bột như bột mỳ, nguyên liệu cơ bản để làm mỳ ống, của các nhà khoa học UCL sẽ thân thiện với môi trường hơn.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng bột mỳ và axit formic để làm nanopasta, thay vì nước, vì axit formic phá vỡ các chuỗi xoắn khổng lồ tạo nên tinh bột (nấu ăn có tác dụng tương tự như axit formic, phá vỡ tinh bột để mỳ ống dễ tiêu hóa).

Nhóm nghiên cứu cũng phải cẩn thận làm ấm hỗn hợp trong vài giờ trước khi từ từ làm nguội lại để đảm bảo hỗn hợp có độ đặc phù hợp.

Tiến sỹ Clancy cho biết: “Tinh bột là một vật liệu đầy hứa hẹn để sử dụng vì nó dồi dào và có thể tái tạo - đây là nguồn sinh khối lớn thứ hai trên Trái đất, sau cellulose - và nó có thể phân hủy sinh học, nghĩa là có thể tự phân hủy trong cơ thể".

Nghiên cứu về nanopasta được công bố trên Tạp chí Nanoscale Advances.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những quốc gia trao thưởng cả tỷ đồng cho người nước ngoài đến sinh sống

Những quốc gia trao thưởng cả tỷ đồng cho người nước ngoài đến sinh sống

Nhiều vùng đồng quê tuyệt đẹp tại châu Âu, châu Mỹ... đang mời gọi người nước ngoài đến định cư bằng cách cấp nhà và phí hỗ trợ hấp dẫn, thậm chí lên tới cả tỷ đồng.

Đăng ngày: 28/11/2024
Cụ ông cao tuổi nhất thế giới qua đời ở thị trấn Tây Bắc England

Cụ ông cao tuổi nhất thế giới qua đời ở thị trấn Tây Bắc England

Sinh ngày 26/8/1912 tại Liverpool, ông Tinniswood chào đời cùng năm với thảm họa của tàu Titanic; ông đã trải qua hai cuộc Chiến tranh Thế giới, cũng như đại dịch cúm và đại dịch COVID-19.

Đăng ngày: 28/11/2024
Phát triển hệ thống mới có thể thay thế GPS

Phát triển hệ thống mới có thể thay thế GPS

Các nhà khoa học đang thử nghiệm giải pháp thay thế hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để làm phương án dự phòng khẩn cấp, trong trường hợp tín hiệu GPS của máy bay bị nhiễu hoặc gián đoạn.

Đăng ngày: 27/11/2024
Điều gì khiến cho đại kim tự tháp Giza có thể tồn tại suốt 4.500 năm?

Điều gì khiến cho đại kim tự tháp Giza có thể tồn tại suốt 4.500 năm?

Trải qua hàng ngàn năm, vẫn còn nhiều điều để tìm hiểu và chưa thể giải mã về các kim tự tháp Ai Cập.

Đăng ngày: 27/11/2024
Các cường quốc xây dựng mô hình điện hạt nhân như thế nào?

Các cường quốc xây dựng mô hình điện hạt nhân như thế nào?

Điện hạt nhân là công nghệ năng lượng đã có từ lâu, và được nhiều quốc gia phát triển sử dụng, nhằm giải quyết về vấn đề năng lượng đặc biệt cấp thiết.

Đăng ngày: 27/11/2024
Khám phá những bí mật về quá trình lão hóa của con người

Khám phá những bí mật về quá trình lão hóa của con người

Thay vì lão hóa đồng đều ở tất cả các bộ phận cơ thể, quá trình này lại diễn ra ở các cơ quan khác nhau vào những thời điểm khác nhau, thậm chí bắt đầu từ rất lâu trước khi nhận thức được.

Đăng ngày: 27/11/2024
Sự thật lịch sử ít ai biết về Lễ Tạ ơn đầu tiên

Sự thật lịch sử ít ai biết về Lễ Tạ ơn đầu tiên

Mỗi năm vào tháng 11, người Mỹ quây quần bên bàn ăn để mừng Lễ Tạ ơn. Đây là ngày lễ truyền thống kỷ niệm mối quan hệ hòa hợp giữa những người hành hương châu Âu và người Wampanoag vào thế kỷ 17.

Đăng ngày: 27/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News