Khuôn mặt dễ thương - lợi thế hay bất lợi đối với loài mèo?

Con người đã lai tạo các giống mèo một cách có chọn lọc qua nhiều thế hệ để tạo ra những chú mèo với gương mặt cực kì dễ thương. Tuy nhiên, việc lai tạo này có một mặt trái: một số chú mèo có khuôn mặt cau có, gặp khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc, đồng thời gây ra một số bệnh không đáng có ở mèo.

Một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Frontiers of Animal Science cho thấy rằng việc lai tạo có chọn lọc đối với kiểu mặt tịt (brachycephalic face type) - tương tự giống mèo Ba Tư và mèo Himalaya thuần chủng - đã làm giảm khả năng biểu lộ cảm xúc sợ hãi, lo lắng hoặc đau đớn của những con mèo. Những con mèo mặt tịt này có khuôn mặt nhăn nhó thường trực, gợi cảm giác như đang đau đớn, ngay cả khi chúng không hề cảm thấy như vậy.

Bà Lauren Finka, nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Đại học Nottingham Trent (Anh) cho biết: "Kết quả này thực sự khiến tôi mở mang tầm mắt. Tôi không hề mong đợi rằng những chú mèo mặt tịt dễ thương lại có biểu hiện giống như đau nhức".

Khuôn mặt dễ thương - lợi thế hay bất lợi đối với loài mèo?
Mèo Ba Tư và mèo Himalaya thuần chủng.

Khuôn mặt dễ thương - lợi thế hay bất lợi đối với loài mèo?
Một chú mèo lai Ba Tư gương mặt cau có và chiếc mũi cực ngắn do đột biến gene.

Nét mặt cau có thường trực

Bà Finka cho biết việc những con mèo này luôn nhăn mặt có thể khiến chủ của nó không thể biết được khi nào mèo của họ đang bị đau thực sự. Bên cạnh đó, mặc dù biểu cảm gương mặt rất quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ ở động vật, có rất ít nghiên cứu chỉ ra rằng cách nhân giống này có thể khiến mèo gặp khó khăn trong việc biểu đạt cảm xúc.

Để chứng minh cho luận điểm trên, Finka và các đồng nghiệp của cô đã sử dụng thuật toán máy tính để phân tích dữ liệu khuôn mặt từ hơn 2.000 bức ảnh mèo và ấn định cho mỗi bức ảnh một số điểm từ trung tính đến nhăn nhó hoàn toàn.

Bằng cách so sánh nét mặt trung tính của các giống mèo khác nhau với nét mặt nhăn nhó của những con mèo lông ngắn Anh bị đau, Finka và các đồng nghiệp của bà nhận thấy rằng: mặc dù lũ mèo không biểu cảm quá rõ ràng, nhưng biểu hiện trên khuôn mặt của mèo mặt tịt lúc đau đớn cũng như khi hoàn toàn bình thường đều là như nhau. Trong khi đó giống mèo tai cụp thậm chí còn đạt điểm cao hơn về biểu hiện trên khuôn mặt giống như đau đớn so với mèo lông ngắn thực sự bị đau.

Khuôn mặt dễ thương - lợi thế hay bất lợi đối với loài mèo?
Mèo tai cụp còn bình thường biểu hiện giống như đang đau đớn hơn mèo bị đau thực sự.

Tại sao những con mèo với khuôn mặt cau có lại được yêu thích?

Một giả thuyết cho rằng chúng ta lai tạo động vật để sống lâu hơn ở trạng thái trẻ sơ sinh, bằng một quá trình được gọi là "neotenization". Từ này xuất phát từ "neoteny" - hiện tượng con trưởng thành không thay đổi hình thái hoàn toàn, mà vẫn giữ lại một số đặc điểm kiểu hình của con non.

Bà Finka cho rằng: "Chúng ta có thể có sở thích bẩm sinh đối với các đặc điểm bề ngoài trông như đau buồn vì đặc điểm này cho chúng ta cảm giác thương cảm và muốn che chở".

Trên thực tế, sở thích của con người đối với khuôn mặt trẻ thơ có thể gây hại cho những người bạn mèo. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc lai tạo những để tạo ra nét dễ thương trên khuôn mặt mèo sẽ gây ra một loạt bệnh như: đường hô hấp bị co lại, da nhăn quá mức hay các vấn đề về hô hấp và thị lực.

Khuôn mặt nhăn nheo, dù dễ thương đến mức nào, cũng có thể cản trở cách mèo giao tiếp với chủ dẫn đến mèo có thể bỏ quên ngay cả khi mèo thực sự bị đau. "Hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu trước khi quyết định mua một con mèo", Bà Finka tiết lộ: "Điều quan trọng là chúng ta phải xem xét khả năng giao tiếp của động vật".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài cá sấu hiện đại vẫn có ngoại hình y hệt tổ tiên của chúng cách đây 200 triệu năm trước?

Loài cá sấu hiện đại vẫn có ngoại hình y hệt tổ tiên của chúng cách đây 200 triệu năm trước?

Nghiên cứu mới giúp giải thích tại sao ngoại hình của cá sấu không thay đổi trong 200 triệu năm qua.

Đăng ngày: 19/01/2021
Cá nheo ăn thịt bồ câu đe dọa hệ sinh thái châu Âu

Cá nheo ăn thịt bồ câu đe dọa hệ sinh thái châu Âu

Loài cá nước ngọt lớn nhất châu Âu đang trở thành động vật xâm hại góp phần khiến các loài cá bản xứ sụt giảm mạnh.

Đăng ngày: 18/01/2021
Gấu trúc bạch tạng độc nhất vô nhị tái xuất

Gấu trúc bạch tạng độc nhất vô nhị tái xuất

Con gấu trúc bạch tạng duy nhất trên thế giới đã xuất hiện trở lại với bộ lông màu trắng vàng.

Đăng ngày: 18/01/2021
Màn tỉ thí đẹp mắt giữa công trắng và công xanh

Màn tỉ thí đẹp mắt giữa công trắng và công xanh

Hai con chim công đuổi đánh nhau tạo nên cảnh tượng hết sức đẹp mắt.

Đăng ngày: 17/01/2021
Rắn độc quyết ngoạm đầu ốc sên và cái kết vật vã

Rắn độc quyết ngoạm đầu ốc sên và cái kết vật vã

Một con rắn độc đã không sáng suốt cho lắm sau khi quyết định ngoạm đầu con ốc sên dù đã phân vân hồi lâu.

Đăng ngày: 17/01/2021
Đáng sợ hành vi đi săn

Đáng sợ hành vi đi săn "theo hội" của loài thủy quái Amazon phóng điện mạnh nhất Trái đất

Với khả năng tạo ra dòng điện 860 volt, cá chình điện là một trong những sinh vật đáng sợ nhất trên Trái đất. .

Đăng ngày: 16/01/2021
Bí ẩn đàn sinh vật triệu con bò lúc nhúc khiến các đoàn tàu Nhật Bản phải ngừng chạy sau mỗi 8 năm

Bí ẩn đàn sinh vật triệu con bò lúc nhúc khiến các đoàn tàu Nhật Bản phải ngừng chạy sau mỗi 8 năm

Chúng là những sinh vật có cả trăm cái chân, tụ tập với số lượng nhiều đến điên rồ. Nhưng việc gây tò mò nhất là chẳng ai biết tại sao chúng phải mất 8 năm để xuất hiện, rồi lại biến mất.

Đăng ngày: 16/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News