Kích hoạt kính viễn vọng vô tuyến ở vùng tối của Mặt trăng

Trung Quốc và Hà Lan hợp tác vận hành đài thiên văn vô tuyến ở vệ tinh bay trên vùng tối Mặt Trăng nhằm thu tín hiệu sau vụ nổ Big Bang.

Thiết bị Thám hiểm Tần số thấp Hà Lan - Trung Quốc (NCLE) bắt đầu vận hành sau một năm quay quanh Mặt Trăng. Thiết bị này nằm trên vệ tinh liên lạc Ô Thước, bao gồm ba ăng-ten đơn cực dài 5 m rất nhạy với tần số vô tuyến trong dải 80 kHz - 80 MHz. Sau khi thiết bị hoạt động, tàu Hằng Nga 4 có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo trong nhiệm vụ.

Kích hoạt kính viễn vọng vô tuyến ở vùng tối của Mặt trăng
Ăng-ten của đài quan sát được triển khai. (Ảnh: Science Alert).

Đài quan sát vô tuyến là kết quả cộng tác giữa Viện Thiên văn học Vô tuyến Hà Lan (ASTROn) và Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc (CNSA). NCLE được thiết kế để tìm kiếm những tín hiệu vũ trụ chỉ có thể phát hiện khi ở xa tầng điện ly của Trái Đất. Sau 18 tháng trong vũ trụ, NCLE đã mở các ăng-ten vào tuần trước. "Chúng tôi sẽ có cơ hội thực hiện quan sát trong màn đêm kéo dài 14 ngày trên Mặt Trăng", Klein Wolt, giám đốc quản lý phòng thí nghiệm vô tuyến Radboud Radio Lab, chia sẻ.

Tuy nhiên, quá trình mở ăng-ten không diễn ra thuận lợi, do đó hiện nay các ăng-ten chưa mở ra hết cỡ. Đáng lẽ thí nghiệm bắt đầu sớm hơn, nhưng vệ tinh chuyển tiếp phải hỗ trợ robot đổ bộ lâu hơn dự kiến. Nhóm nghiên cứu suy đoán sự trì hoãn này có thể gây ra một số hư hại nhưng họ quyết định vẫn tiến hành quan sát và sẽ cố gắng mở hoàn toàn ăng-ten trong thời gian tới.  

Với chiều dài ăng-ten hiện nay, Wolt và cộng sự hy vọng có thể quan sát hydro phát ra từ khoảng 800 triệu năm sau vụ nổ Big Bang. Nếu ăng-ten mở rộng hết cỡ, đài thiên văn có thể thu được tín hiệu từ thời kỳ trước khi những ngôi sao đầu tiên ra đời, hé lộ vật chất phân bố như thế nào sau vụ nổ Big Bang và quá trình hình thành sao phá hủy các nguyên tử hydro trung hòa bằng cách nào.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?

Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?

Vũ trụ có thể tồn tại những "vết nứt", là hệ quả từ vụ nổ Big Bang.

Đăng ngày: 03/12/2019
Sao Hypervelocity bị đá khỏi thiên hà Milky Way với tốc độ nhanh nhất vũ trụ

Sao Hypervelocity bị đá khỏi thiên hà Milky Way với tốc độ nhanh nhất vũ trụ

Các nhà thiên văn phát hiện một ngôi sao hypervelocity gọi là S5-HVS1 đi "du lịch'" ra khỏi Milky Way với tốc độ khủng khiếp - 2,3 triệu dặm một giờ (1.017 km/s), khiến nó trở thành ngôi sao thứ ba di chuyển nhanh nhất từng được ghi nhận trong vũ trụ.

Đăng ngày: 02/12/2019
Vật thể bí ẩn bất ngờ xuất hiện sau lưng phi hành gia trên trạm ISS

Vật thể bí ẩn bất ngờ xuất hiện sau lưng phi hành gia trên trạm ISS

Vật thể kỳ quái dường như thay đổi hướng đi và vượt ra khỏi tầm nhìn phía sau phi hành gia của Cơ quan vũ trụ châu Âu, Samantha Cristoforetti.

Đăng ngày: 01/12/2019
Vật thể cổ xưa hơn Trái đất rơi xuống Sahara, hé lộ bí mật

Vật thể cổ xưa hơn Trái đất rơi xuống Sahara, hé lộ bí mật "động trời"

Quê hương xa xưa nhất của chúng ta có thể là một vòng tuyết – nước tuyệt đẹp quanh mặt trời non trẻ, nơi cung cấp vật liệu để tạo hình trái đất và các láng giềng.

Đăng ngày: 01/12/2019
Bằng chứng sốc về tác động ngoài hành tinh khiến Trái đất

Bằng chứng sốc về tác động ngoài hành tinh khiến Trái đất "biến hình"

Một chuỗi tấn công kinh hoàng của các thiên thạch từng làm thay đổi hoàn toàn bề mặt trái đất, góp phần định hình hành tinh xanh mà chúng ta thấy ngày nay.

Đăng ngày: 30/11/2019
Bác sĩ đặc biệt trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS

Bác sĩ đặc biệt trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS

Drew Morgan vừa hoàn thành chặng bay dài 17.150 dặm/ giờ vào hôm thứ Tư tuần này cũng như đã hoàn tất chuyến đi bộ dài 7 giờ ngoài không gian vào đầu tháng 10/2019.

Đăng ngày: 29/11/2019
Nhà vệ sinh trên Trạm Vũ trụ bị hỏng, phi hành gia phải đóng bỉm

Nhà vệ sinh trên Trạm Vũ trụ bị hỏng, phi hành gia phải đóng bỉm

Nhà vệ sinh của Mỹ liên tục thông báo không thể sử dụng. Trong khi đó, thiết bị của Nga đã đầy.

Đăng ngày: 29/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News